Y học và đời sống

Hạt bưởi có thực sự là “thần dược”?

Gần đây, nhiều người chia sẻ công dụng chữa bệnh tiểu đường, giảm béo, bệnh tim mạch, táo bón, cầm máu, viêm loét dạ dày hành tá tràng, hỗ trợ tiêu hóa… của hạt bưởi. Nhưng hạt bưởi có phải là “thần dược” như đồn thổi?

Theo như chia sẻ được lan truyền trên mạng xã hội cũng như đồn thổi, hạt bưởi có công dụng chữa bệnh tiểu đường, giảm béo, bệnh tim mạch, táo bón, cầm máu, viêm loét dạ dày hành tá tràng, hỗ trợ tiêu hóa…

Ảnh minh họa.

Tuy nhiên trao đổi với PV, lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông y Hà Nội khẳng định: “Hạt bưởi không có công dụng. Những chia sẻ chữa bệnh của hạt bưởi chỉ là lời đồn thổi. Chưa có nghiên cứu nào khẳng định hạt bưởi tốt cho sức khỏe”.

Theo lương y Vũ Quốc Trung, hạt bưởi không những không có lợi mà có thể còn có độc. Vì vậy, mọi người khi sử dụng bưởi nên vứt hạt đi.

Thành viên Hội Đông y Hà Nội cũng cho biết, ăn bưởi rất tốt, giảm sự hanh khô, chống cảm cúm, giảm cân, giảm đau xương khớp, giúp tim khỏe, hỗ trợ trong điều trị tiểu đường, là thực phẩm tuyệt vời cho người bị táo bón, giảm nguy cơ ung thư dạ dày và tụy tạng…

Ngoài ra, bưởi giúp tăng đề kháng, giàu vitamin C, là “thần dược” đối với người mắc bệnh tiểu đường.

Bưởi cung cấp một lượng lớn chất xơ, có tác dụng chống lại bệnh táo bón, và được xem như một loại “thực phẩm chức năng”. Bởi nó có thể ngăn ngừa bệnh lỵ, tiêu chảy, bệnh viêm ruột non.

Trong quả bưởi, vỏ bưởi có công dụng nhiều, chứa rất nhiều tinh dầu. Tinh dầu bưởi có tác dụng dưỡng da, kích thích sự sản xuất collagen, tái tạo các tế bào da, sửa chữa hoặc thay thế các tế bào da bị hỏng từ đó giúp da săn chắc, khỏe mạnh và đẩy lùi nguy cơ lão hóa.

Bên cạnh đó, cùi bưởi có chứa pectin – một loại chất xơ, tan trong nước, làm tăng độ nhớt của máu. Lượng pectin trong cùi bưởi rất phong phú và dễ hấp thụ vào cơ thể. Người ta thường xuyên sử dụng cùi bưởi để nấu chè bưởi.

Mai Nguyễn (tổng hợp)

BẢN DESKTOP