Khám phá

Hành tinh mới quay quanh hệ sao lùn đỏ được khám phá

Một nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi Teruyuki Hirano thuộc Khoa Khoa học Trái Đất và Hành tinh của Viện Công nghệ Tokyo đã xác nhận 15 hành tinh ngoại lai đang quay quanh các hệ sao lùn đỏ.

Nguồn ảnh: Phys.

Một trong những sao lùn đỏ sáng nhất là K2-155 cách Trái Đất khoảng 200 năm ánh sáng, có ba hành tinh siêu Trái Đất đang quay quanh nó.

Trong ba siêu Trái Đất này, hành tinh ngoài cùng, K2-155d, với bán kính gấp 1,6 lần Trái Đất, có thể nằm trong vùng có thể có khả năng sinh sống.

Các phát hiện được xuất bản dưới dạng hai bài báo trên Tạp chí Thiên văn học, dựa trên dữ liệu từ sứ mệnh thứ hai của tàu vũ trụ Kepler, K2 và các quan sát qua sử dụng kính viễn vọng mặt đất, bao gồm Kính thiên văn Subaru ở Hawaii và Kính thiên văn Nordic ở Tây Ban Nha.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, K2-155d có thể có nước lỏng trên bề mặt của nó dựa trên các mô phỏng khí hậu toàn cầu ba chiều. Hirano nói, “Trong các mô phỏng của chúng tôi, bầu khí quyển và thành phần của hành tinh này được cho là giống Trái Đất”.

Cần có một ước tính chính xác hơn về bán kính và nhiệt độ của ngôi sao K2-155 để kết luận dứt khoát liệu liệu K2-155d có thể sinh sống được hay không.

Một kết quả chính từ các nghiên cứu hiện tại cho thấy các hành tinh quay quanh sao lùn đỏ có thể có những đặc điểm tương tự đáng kể so với các hành tinh quay quanh các ngôi sao trong Hệ mặt trời.

Hirano nói: “Điều quan trọng cần lưu ý là số lượng hành tinh xung quanh sao lùn đỏ ít hơn nhiều so với số lượng các ngôi sao quay quanh Mặt trời”.

Huỳnh Dũng

(theo Phys, Kiến Thức)

Từ Khoá

BẢN DESKTOP