Đời sống

Hà Nội: Vỡ tim khi đang đi ô tô, người đàn ông được bác sĩ BV Việt Đức cứu sống

ang lưu thông trên đường, bất ngờ gặp tai nạn, lồng ngực của lái xe bị đập mạnh vào vô lăng khiến trái tim trong lồng ngực bị vỡ, may mắn sau đó người đàn ông này đã được cứu sống kịp thời.

PGS.TS Nguyễn Hữu Ước – Trưởng khoa Phẫu thuật Tim mạch và lông ngực (BV Việt Đức) cho biết, trường hợp trên là một nam bệnh nhân 55 tuổi (ở Bắc Giang) vừa được các bác sĩ cứu sống thành công và đã được xuất viện.

Theo thông tin từ phía gia đình người bệnh, trước đó khi đang di chuyển trên đường, bất ngờ người đàn ông này bị tai nạn, lồng ngực đập vào vô lăng ô tô. Cú va đập mạnh khiến cho bệnh nhân bị chấn thương nặng, có xây sát trước ngực.

Ngay sau đó, bệnh nhân được đưa vào BV Đa khoa tỉnh Bắc Giang sơ cứu với chấn thương vùng ngực và được chuyển xuống BV Việt Đức. Khi các bác sĩ tiếp nhận, bệnh nhân đau ngực và khó thở rất dữ dội, môi tim ngắt, rất đau đớn…

PGS.TS Nguyễn Hữu Ước.

‘Khi vào viện, bệnh nhân chẩn đoán vỡ tim, vỡ tiểu nhĩ do va đập mạnh và đột ngột. Sau đó, các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật cấp cứu bệnh nhân, sau phẫu thuật bệnh nhân ổn định, hiện vừa mới được ra viện’, PGS Ước chia sẻ.

Theo PGS Ước những trường hợp bị vỡ tim do tai nạn giao thông, đặc biệt là người lái xe rất hay gặp. Các trường hợp được đánh giá theo mức độ từ nhẹ đến nặng, có trường hợp chỉ bị thâm tím, hơi đau. Nhưng có trường hợp nặng, tim vỡ nát, đối với những chấn thương tim nặng thì 90% là tử vong.

‘Nhiều năm về trước, tôi đã từng chứng kiến một bệnh nhân bị chấn thương tim nặng do tai nạn giao thông. Khi khám nghiệm tử thi, mổ ra thì tìm không còn ở lồng ngực nữa mà đã ‘chạy’ lên tận đỉnh đầu’, PGS Ước chia sẻ.

Vị chuyên gia này cũng cảnh báo, khi bệnh nhân bị vỡ tim nếu không mổ kịp thời ngay tại giường, người bệnh có thể sẽ tử vong. Tính mạng của bệnh nhân được tính bằng giây. Nếu chuyển viện rất có thể người bệnh sẽ tử vong trên đường đi.

Bởi vậy, khi bị chấn thương tim, cần đưa vào bệnh viện gần nhất để sơ cứu ban đầu, sau đó chuyển đến các bệnh viện có chuyên khoa tim mạch để cứu chữa bệnh nhân. ‘Riêng ở BV Việt Đức, nếu bệnh nhân bị tổn thương tim, vỡ tim, nếu chuyển đến viện khi còn sống thì tỉ lệ bệnh nhân qua khỏi là rất cao’, PGS Ước nói.

Đối với phương pháp sơ cứu tại chỗ, PGS Ước cho rằng, không có phương pháp nào là hữu hiệu, vì chấn thương tim rất khó có thể sơ cứu như các chấn thương khác, có chăng chỉ là ngăn không cho máu trào từ tim ra qua vết thương.

‘Tóm lại, khi phát hiện người bệnh có tổn thương tim, cần phải nhanh chóng đưa tới các bệnh viện tuyến cao nhất của tỉnh. Tại các bệnh viện tuyến tỉnh yêu cầu phải mổ nên mổ vì chuyển bệnh nhân lên tuyến trên có thể khiến cho bệnh viện chết trên đường chuyển tuyến’, PGS Ước cảnh báo.

Theo Phương Linh/Ttvn.vn (soha)

BẢN DESKTOP