Ảnh

Hà Nội: Kinh doanh trái cây lấn chiếm vỉa hè, lòng đường

  • Tác giả : Trần Hải
Thực trạng các điểm bán trái cây lấn chiếm lòng đường, nơi công cộng, trái cây không rõ nguồn gốc xuất xứ tại Hà Nội vẫn là vấn đề nhức nhối khiến các nhà quản lý đau đầu.

Kế hoạch số 14-KH/UBND về triển khai Đề án "Tăng cường quản lý các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn thành phố giai đoạn 2020-2025" của UBND TP Hà Nội nêu rõ, sẽ tăng cường kiểm tra, kiểm soát, giải tỏa các điểm kinh doanh trái cây lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, nơi công cộng, kinh doanh trái cây không rõ nguồn gốc xuất xứ..

Theo khảo sát của PV Khoa học và Đời sống, hàng loạt xe chở đầy hoa quả vẫn đỗ dọc bên đường khắp các tuyến phố Hà Nội như đường Láng, Hồ Tùng Mậu, Nguyễn Xiển… Về phía người tiêu dùng vẫn giữ thói quen tiện ghé mua, không quan tâm tới nguồn gốc xuất xứ, chất lượng trái cây.

Bà Phương Thị H. chia sẻ: “Nguồn hàng tôi lấy ở chợ Long Biên mang về bán lấy công làm lãi, đắt hàng thì được đôi ba trăm, còn ế hàng thì chỉ được trăm, trăm rưỡi thôi”.

Bán hàng hoa quả được 20 năm, mùa nào thức đó, chị Nguyễn Thị G. ở ngoại thành Hà Nội cho biết, chị lấy từ chợ đầu mối gần nhà ở Hoài Đức, rồi chở xuống Hà Nội đi bán, sáng đi tối về.

“Tôi cũng không rõ nguồn gốc hoa quả này, chỉ thấy rẻ là nhập bán thôi, chị G. nói.

Còn chị Nguyễn Mỹ Linh, sinh viên đại học cho biết: “Dù biết hoa quả không rõ nguồn gốc, có thể không đảm bảo nhưng do giá rẻ, nên tôi vẫn chọn mua, về ngâm nước muối, gọt vỏ trước khi sử dụng”.

Theo báo cáo kết quả triển khai Đề án tổng hợp từ các sở, ngành, địa phương gửi UBND TP Hà Nội mới đây, Hà Nội có 1.652 cửa hàng kinh doanh trái cây, trong đó có 597 cửa hàng chuyên kinh doanh trái cây, 1.145 cửa hàng kinh doanh thực phẩm tổng hợp, trong đó có trái cây. Toàn thành phố có 785 doanh nghiệp đang tham gia kinh doanh trái cây, còn lại là các hộ kinh doanh nhỏ lẻ.

Đại diện Cục Quản lý thị trường Hà Nội khuyến cáo, người tiêu dùng nên cẩn trọng và cần kiểm tra kỹ trước những thông tin hoa quả nhập ngoại, tránh mua phải những mặt hàng không rõ nguồn gốc hoặc sai xuất xứ nguồn gốc.

Một số hình ảnh về thực trạng kinh doanh trái cây lòng đường vỉa hè tại Hà Nội:

Với sọt hoa quả đầy ắp, những chiếc xe này rong ruổi trên phố phường Hà Nội.

Với sọt hoa quả đầy ắp, những chiếc xe này rong ruổi trên phố phường Hà Nội.

Người bán hàng hoa quả rong chủ yếu đến từ các huyện ngoại thành hoặc các tỉnh lân cận Hà Nội.

Người bán hàng hoa quả rong chủ yếu đến từ các huyện ngoại thành hoặc các tỉnh lân cận Hà Nội.

Như bao người bán rong khác, Bà H. chọn bán hoa quả vỉa hè để mưu sinh.

Như bao người bán rong khác, Bà H. chọn bán hoa quả vỉa hè để mưu sinh.

Theo người bán hàng cho biết, các loại hoa quả đều được lấy từ các chợ đầu mối.

Theo người bán hàng cho biết, các loại hoa quả đều được lấy từ các chợ đầu mối.

Tuy nhiên trên các đường lớn, những người bán hàng hoa quả lại đỗ cố định dưới đường để bán hàng.

Tuy nhiên trên các đường lớn, những người bán hàng hoa quả lại đỗ cố định dưới đường để bán hàng.

Xe bán nhót dạo đầu mùa trên đường Nguyễn Xiển.

Xe bán nhót dạo đầu mùa trên đường Nguyễn Xiển.

Việc bán hàng dưới lòng đường gây mất mỹ quan đô thị cũng như không đảm bảo an toàn giao thông.

Việc bán hàng dưới lòng đường gây mất mỹ quan đô thị cũng như không đảm bảo an toàn giao thông.

Những biển báo giá nếu không nhìn kỹ người tiêu dùng có thể bị “bẫy”.

Những biển báo giá nếu không nhìn kỹ người tiêu dùng có thể bị “bẫy”.

Một xe tải chở hoa quả đỗ dọc đường Giải Phóng.

Một xe tải chở hoa quả đỗ dọc đường Giải Phóng.

Với nhiều người, biết mua hoa quả trên đường phố không đảm bảo nguồn gốc và chất lượng nhưng vì sự tiện lợi và thói quen nên họ chọn mua cho nhanh.

Với nhiều người, biết mua hoa quả trên đường phố không đảm bảo nguồn gốc và chất lượng nhưng vì sự tiện lợi và thói quen nên họ chọn mua cho nhanh.

Trần Hải

BẢN DESKTOP