Dữ liệu y khoa

Hà Nội: F0 nặng, nguy kịch và tử vong tăng, nhiều người khỏi bệnh vẫn phải thở oxy

  • Tác giả : Thúy Nga
Theo thống kê của Bộ Y tế, hiện có 450 bệnh nhân COVID-19 điều trị ở Hà Nội trong tình trạng nặng, nguy kịch, tăng hơn 40 ca so với 2 ngày trước. Tỷ lệ tử vong tăng 0,3 lên 0,4%.

Sở Y tế Hà Nội cho biết, tính đến hết ngày 9/1, toàn thành phố đang có 46.647 bệnh nhân COVID-19 đang được điều trị và cách ly. Trong đó tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội có hơn 330 bệnh nhân của Hà Nội, các bệnh viện của Hà Nội đang điều trị cho gần 3.000 bệnh nhân tầng 2 và 3. Hiện có hơn 43.300 F0 thuộc tầng 1, chiếm 93% tổng bệnh nhân đang điều trị tại Hà Nội.

Trong số này, có hơn 36.400 F0 theo dõi cách ly tại nhà. Từ 29/4 đến nay, Hà Nội có 260 bệnh nhân tử vong, riêng ngày 9/1 có 17 ca được báo cáo. Tỷ lệ tử vong trên tổng số mắc tăng từ 0,3% lên 0,4%.

benh-nhan-nang-1.jpeg
Hà Nội: F0 nặng, nguy kịch và tử vong tăng, nhiều người khỏi bệnh vẫn phải thở oxy

Trong số các bệnh nhân đang điều trị tại các cơ sở tầng 2, 3 ở Hà Nội, theo cập nhật của Bộ Y tế số liệu tới hết ngày 9/1, có 450 ca nặng, nguy kịch (tăng gần 17% so với trung bình 7 ngày trước) và tăng thêm hơn 40 ca so với 2 ngày trước.

Trong các bệnh nhân nặng, nguy kịch có gần 400 ca thở oxy qua mặt nạ (oxy mask), gọng kính (tăng 24%), số còn lại là bệnh nhân thở máy, lọc máu và đặt ECMO.

Theo lãnh đạo Bệnh viện Điều trị người bệnh COVID-19 Hoàng Mai, Hà Nội, hàng ngày có khoảng 200 bệnh nhân điều trị tại đây (được chuyển đến từ Hà Nội, Bắc Ninh và một số tỉnh khác), trong đó hơn một nửa là bệnh nhân nặng, nguy kịch, phải can thiệp ECMO, thở máy, HFNC, oxy mask/gọng kính...

PGS.TS Hoàng Bùi Hải, Phó Giám đốc Bệnh viện điều trị người bệnh COVID-19 thuộc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết, sau thời gian dài (1 đến 2 tháng) điều trị cấp tại bệnh viện, nhiều F0 khỏi bệnh về nhà vẫn phải thở oxy, thậm chí có bệnh nhân còn mang cả ống thở về nhà.

Bởi tổn thương nặng nhất trong COVID-19 là tổn thương phổi, hô hấp, đòi hỏi nhiều thời gian phục hồi của cơ thể, có thể ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, tuổi thọ. Thậm chí, những người bị tổn thương phổi lớn hai bên.

Bên cạnh đó có những tổn thương khác như bệnh nhân nằm hồi sức lâu sẽ bị yếu cơ do bệnh lý hồi sức, dùng thuốc, thở máy, bị loét, tì đè. Trong quá trình điều trị COVID-19, bệnh nhân cũng có thể bị đột quỵ do tình trạng tăng đông, sự tương tác với bệnh lý nền như tăng huyết áp, tiểu đường, mỡ máu.

Có rất nhiều vấn đề cần phục hồi chức năng sau khi bệnh nhân khỏi COVID-19, trong đó, tâp trung chính về phục hồi chức năng phổi, cơ – xương – khớp (vận động) và tinh thần. 

Thúy Nga

BẢN DESKTOP