Giáo dục

Hà Nội chính thức cho phép học sinh nghỉ học khi ô nhiễm không khí nguy hại

  • Tác giả : Mai Khôi
(khoahocdoisong.vn) - TP Hà Nội vừa ban hành chỉ thị, chính thức cho phép học sinh các trường mầm non, tiểu học nghỉ học khi không khí ô nhiễm ở mức nguy hại.

Liên tiếp trong thời gian qua, chỉ số chất lượng không khí (AQI) của Hà Nội luôn ở mức “xấu” và “rất xấu”. Điều này khiến người dân lo lắng, ảnh hưởng ảnh hưởng tới hoạt động du lịch, sản xuất, kinh doanh.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung vừa ký chỉ thị  19/CT-UBND yêu cầu các đơn vị, tổ chức và cá nhân thực hiện một số giải pháp nhằm khắc phục hạn chế ô nhiễm không khí.

Học sinh cấp mầm non và tiểu học Hà Nội có thể được nghỉ học nếu ô nhiễm không khí ở mức nguy hại. Ảnh minh họa.

Học sinh cấp mầm non và tiểu học Hà Nội có thể được nghỉ học nếu ô nhiễm không khí ở mức nguy hại. Ảnh minh họa.

Riêng đối với ngành giáo dục, UBND TP đề nghị trong trường hợp ô nhiễm không khí chạm mức “nguy hại”, chỉ số AQI >300, Sở Tài nguyên Môi trường có trách nhiệm thông báo tới Sở GD&ĐT để chỉ đạo các trường mầm non, tiểu học sắp xếp lịch học phù hợp, đảm bảo sức khỏe của học sinh.

Sau khi nhận được văn bản chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân TP Hà Nội, ngày 26/12, Sở GD&ĐT Hà Nội đã giao Phòng Chính trị tư tưởng nghiên cứu, soạn văn bản để hướng dẫn các cơ sở giáo dục trên địa bàn thực hiện.

Sở GD&ĐT Hà Nội sẽ nghiên cứu đề xuất văn bản chỉ đạo của UBND TP  để tiến hành tuyên truyền tới học sinh, phụ huynh về bảo vệ môi trường, khuyến cáo nên sử dụng khẩu trang khi tham gia giao thông.

Đồng thời, trong các ngày không khí ở mức xấu sẽ hạn chế các hoạt động ngoài trời, đồng thời sẽ sắp xếp lịch học cũng như việc học bù cho phù hợp khi có khuyến cáo của Sở Tài nguyên Môi trường.

Theo các chuyên gia, việc cho trẻ em cấp mầm mon và tiểu học nghỉ học khi không khí ô nhiễm ở mức nguy hại là hợp lý. 

TS Trần Ngọc Đăng, chuyên gia y tế công cộng, Đại học Y Dược TP HCM, cho biết, phụ nữ mang thai và trẻ em từ 0 đến 5 tuổi là hai nhóm hai nhóm chịu tổn hại nhiều nhất bởi ô nhiễm không khí. Cụ thể, bụi mịn trong không khí sẽ làm cho chức năng phổi của nhóm này nhanh chóng suy giảm, gây nhiều nguy cơ cho sức khỏe về lâu dài.

Về tác động cấp tính có thể gây biểu hiện tức thời như chảy nước mắt, khó thở, viêm mũi...

Về tác động mãn tính, khi bụi thấm qua vòng phế nang, bám vào thành mạch máu sẽ tạo nên mảng xơ vữa gây tắc nghẽn dẫn đến nhồi máu cơ tim.

Thậm chí, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xếp hạng những chất ô nhiễm trong không khí có khả năng gây ung thư thuộc nhóm 1.

Mai Khôi

BẢN DESKTOP