Khám phá

Hà Mại, người khai sinh dòng họ Hà xứ Nghệ – kỳ 2: Tấm gương chuẩn mực cho các thế hệ

Tấm gương chuẩn mực cho các thế hệ của

Tìm mộ Tướng quân Hà Mại.

Vị tướng cuối cùng trên mặt trận Nghệ An

Khi trấn thủ đất Nghệ An, mối tơ duyên của ông với bà Lê Thị Quý Yên – con gái một xã trưởng vùng trấn ải này đã cho ông người con trai đầu là Hà Tông Chính. Ông xem nơi đây là quê hương thứ hai nên cùng vợ sớm lo cho con học hành chu đáo.

Ông đặc biệt quan tâm việc “rèn đức luyện tài” cho con mình, nên Hà Tông Chính sớm trưởng thành, trở thành cánh tay đắc lực cùng ông xây dựng hậu cứ, tích cực chiến đấu chống quân xâm lược.

Năm 1396, lúc 30 tuổi Hà Tông Chính đã được triều Trần phong Hoàng Bảng Đại tướng quân. Trong cuộc chiến chống quân Minh, Hà Tông Chính đã tham gia trận đánh lớn và chiến thắng vang dội ở Bồ Cô…

Mùa hè năm Quý Tỵ 1413 quân Minh ồ ạt tấn công Đại Việt. Tướng quân Hà Tông Chính là một trong những vị tướng cuối cùng của triều Trần trên mặt trận Nghệ An, dũng cảm ngoan cường chiến đấu đến giọt máu cuối cùng. Ông đã để lại hình ảnh đẹp trong lòng dân xứ Nghệ về một vị tướng dũng mãnh, trung kiên đã hy sinh vì dân vì nước.

Tại căn cứ Hồng Lĩnh, Thượng tướng quân Hà Mại tạ thế ngày 20/8/1410,  thọ 77 tuổi. Do những công lao to lớn trong việc xây dựng và bảo vệ đất n­ước, tướng quân Hà Mại đã đ­ược các triều đại tr­ước có sắc phong thần và cho lập đền thờ  Ngày 23/9/2010 UBND tỉnh Hà Tĩnh quyết định xếp hạng khu lăng mộ ông là di tích lịch sử cấp tỉnh.

Dòng họ nhiều nhân tài

Tướng quân Hà Mại không chỉ là thuỷ tổ, người khai sinh ra dòng họ Hà xứ Nghệ, mà còn là một tấm gương chuẩn mực cho các thế hệ.

Tuy nhiên, sau khi giặc Minh đặt được ách thống trị lên đất nước ta, cháu chắt Hà Mại phải mai danh ẩn tích đi nhiều nơi tránh sự truy lùng của giặc. Đối với vùng đất xứ Nghệ nói chung, Hà Tĩnh nói riêng rất nhiều người con họ Hà đã làm rạng danh quê hương từ đời này qua đời khác.

Hà Công Trình (1434 – 1511), hậu duệ đời thứ tư của Hà Mại thuộc dòng gốc họ Hà ở Tùng Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh. Sau khi Tướng quân Hà Tông Chính tử trận, con cả là Hà Nho về lánh nạn tại vùng bưng biền phía tả ngạn sông Nghèn, rồi định cư ở đó.

Năm 1466 ông đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ, được bổ làm Tri huyện, Tri phủ, Tham chính sứ sau đó được điều về triều nhận chức Thái thường Tự khanh, tiếp đến là Nhập thị Kinh diên với trọng trách giảng sách cho Vua và các Hoàng tử. Hà Công Trình đã được triều đình giao phó nhiều trọng trách lớn như Thượng thư bộ Hình, bộ Binh, bộ Công và sau cùng là Tế tửu Quốc Tử giám.

Hà Tông Mục (1653 – 1707) cháu bảy đời của Hà Công Trình, đỗ tiến sĩ năm 1686, ông từng giữ các chức quan trọng như Nội tán thủy sư, Biên tục quốc sử quán, Đốc đồng hai xứ Tuyên – Hưng, Phủ doãn phủ Phụng Thiên (đứng đầu Kinh đô), Chánh sứ, Tả thị lang bộ Hình…

Hà Tông Huân (1697 – 1766) là đại thần nhà Lê trung hưng; người làng Kim Thành, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa; cháu 9 đời của Hà Công Trình. Hà Tông Huân được phong Thượng thư bộ Binh. Ông cũng là Tế tửu Quốc Tử Giám, nhà Ngoại giao chuyên đàm phán các tranh chấp, mâu thuẫn với nhà Thanh.

Hà Tông Quyền (1798 -1839), sau đổi là Hà Quyền do kiêng tên húy của Thiệu Trị (Miên Tông). Hà Tông Quyền lần lượt giữ các chức Tri phủ Tân Bình, Tham biện Quảng Trị, Thự thiêm sự bộ Công, Thái thường tự Thiếu khanh, Hữu Thị lang bộ Lễ, Hàn lâm viện Kiểm thảo.

Hà Văn Mỹ (Hà Văn Côn) là tướng quân thuộc quyền Phan Đình Phùng, chỉ huy đội quân Xuân thứ (bao gồm toàn bộ lực lượng nghĩa quân và dân vùng Nghi Xuân, Hà Tĩnh).

Hà Huy Tập (1906 – 1941), là hậu duệ thứ 21 của tướng quân Hà Mại. Ông là Tổng Bí thư của Đảng cộng sản Việt Nam vào tháng 3 năm 1936.

Nguyễn Bảo Nam

BẢN DESKTOP