Viêm xoang hay bệnh viêm xoang mũi phổ biến ở nhiều người. Đây là tình trạng tổn thương niêm mạc tại các xoang cạnh mũi. Xoang mũi được cấu trúc bởi nhiều khe hốc giống như san hô và có lớp lót bởi 1 lớp mềm niêm mạc. Chúng có tác dụng dẫn truyền chất nuôi xương, giảm áp lực của khung xương, đồng thời tạo âm vang cho giọng nói.
Bệnh viêm xoang mũi có thể gặp ở một một khoang xoang hoặc toàn bộ khoang xoang trong mũi. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó khiến niêm mạc lớp lót hô hấp bị tổn thương, các khoang xoang bị bít tắc, tồn đọng nhiều dịch mủ không thể thoát ra ngoài gây ra tình trạng phù nề. Tình trạng này nếu kéo dài gây ra các hiện tượng như đau vùng mặt, chảy nước mũi, tắc mũi.
Khi bị viêm mũi, viêm xoang…người bệnh thấy khó chịu nhưng cho rằng đây là bệnh không cấp tính nên thường tự chữa, khi bệnh nặng mới đến bác sĩ.
Thực chất, mũi là cửa ngõ của cơ quan hô hấp. Mũi viêm thì các chức năng sinh lý bị ảnh hưởng, đặc biệt là xoang. Khi xoang viêm thì đường thông từ xoang xuống mũi tắc, chất nhờn ứ đọng lại trong mũi gây nghẹt mũi, khó thở, đau.
Nếu so sánh xoang 1 người bình thường và 1 người bệnh sẽ thấy, xoang của người bình thường thường trong, mảnh, ống thông xuống mũi thông suốt. Khi bị viêm, chất nhờn trong mũi ứ đọng dẫn đến tắc, nghẹt.
Viêm xoang gây biến chứng tai hại, làm cho cơn hen suyễn xảy ra, ở giai đoạn kéo dài thành viêm xoang mạn, rất khó chữa, có thể gây viêm màng não, giảm thính lực, mù mắt, nhiễm trùng tai.
Mặc dù biến chứng viêm xoang nguy hiểm nhưng nếu phát hiện sớm thì không phải điều trị kháng sinh, có thể tự chăm sóc để giảm triệu chứng. Chỉ cần xịt rửa mũi với nước muối 2-3 lần/ngày. Khi bệnh nặng thì dùng thuốc theo đúng kê đơn của bác sĩ.
Giao mùa, viêm mũi và xoang lại phát triển, người bệnh cần chú trọng vệ sinh mũi hằng ngày bằng nước muối ấm để giữ cho mũi thông thoáng, xoang không viêm.