Y học và đời sống

Giảm chất béo tránh ung thư đại tràng

Chế độ ăn thừa mỡ, giàu cholesterol là yếu tố nguy cơ quan trọng gây ung thư đại tràng

 Giảm chất béo tránh ung thư đại tràng ảnh 1

Mỡ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn yếm khí phát triển.

Mỡ giúp vi khuẩn yếm khí phát triển gây ung thư

UTĐT là loại ung thư liên quan chặt chẽ tới chế độ dinh dưỡng. Chế độ ăn thừa mỡ động vật, giàu cholesterol, thiếu chất xơ dễ tạo điều kiện thuận lợi cho UTĐT phát triển.

Nguyên nhân là do dưới tác dụng của vi khuẩn các steroid (steroid là một chất béo hữu cơ hòa tan sắp xếp thành 4 vòng, bao gồm cả các steroid, axit mật, thượng thận và kích thích tố giới tính) của mật sẽ chuyển thành các steroid axit là những chất có hại có khả năng gây UTĐT.

Bởi mỡ cô đặc các steroid của mật sẽ chuyển thành các steroid mật axit nếu giảm ăn mỡ thì lượng steroid mật bài tiết theo phân cũng giảm. Mỡ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn yếm khí phát triển, nhất là các vi khuẩn có hoạt tính liên hợp glycuronique, các vi khuẩn này có vai trò rất quan trọng trong việc chuyển hóa các steroid mật.

Người ta thấy ở người UTĐT, vi khuẩn yếm khí phát triển rất mạnh hơn ở người bình thường và các steroid mật cũng nhiều hơn.

Béo phìcũng làm tăng nguy cơ UTĐT cho cả nam nữ, nhưng rõ nét nhất là nam giới. Theo 86 các nghiên cứu bệnh chứng điều tra về mỡ cơ thể tính theo BMI mới đây liên quan với UTĐT, người ta chỉ ra tăng nguy cơ khi tăng lượng mỡ cơ thể.

Kết quả phân tích từ các số liệu của nghiên cứu thuần tập chỉ ra tăng nguy cơ 15% cho mỗi 5kg/m2. Nam giới có chỉ số khối cơ thể cao sẽ có nguy cơ gấp hai lần, trong khi ở phụ nữ béo phì nguy cơ này hơn 1,5 lần.

Hoạt động thể lực, vận động hay luyện tập thể dục sẽ làm giảm nguy cơ mắc UTĐT, trên cơ sở ngăn ngừa tình trạng béo phì và làm giảm thời gian ứ đọng trong lòng đại tràng.

Thay thịt đỏ bằng cá

Để phòng tránh UTĐT cần giữ cân nặng ổn định với chỉ số khối cơ thể (BMI) trong khoảng từ 21 – 22. Đảm bảo trọng lượng cơ thể trong suốt thời kỳ thiếu niên, vị thành niên tiến tới giới hạn BMI bình thường khi 21 tuổi.

Duy trì cân nặng trong giới hạn bình thường từ khi 21 tuổi và tránh tăng cân và tăng vòng eo từ khi trưởng thành. Vì vậy, không dùng quá nhiều thịt, chất béo có nguồn gốc từ đạm động vật. Nên hạn chế ăn các loại thực phẩm có hàm lượng cao chất béo bão hòa và muối.

Sử dụng cá thay cho các loại thịt đỏ là cách hiệu quả để giảm lượng chất béo bão hòa mà vẫn đảm bảo đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Bên cạnh đó, theo nhiều nghiên cứu, ăn các loại cá chứa nhiều omega-3 như cá hồi và cá ngừ có thể ngăn chặn sự phát triển của ung thư.

Nên ăn phong phú các loại thực phẩm nhưng thức ăn phải được chế biến càng đơn giản càng tốt, chủ yếu là ăn món luộc, hấp, không nên ăn những món rán, quay, nướng hoặc những thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, thịt hun khói, những thức ăn sinh hơi như đậu, bắp cải, dưa hấu, mít hoặc những thức uống có gas…

Tốt nhất là bổ sung thật đầy đủ chất xơ từ lúa mạch, trái cây, rau tươi… Những chất này làm loãng chất sinh ung thư trong phân, làm giảm thời gian ứ đọng phân trong lòng ruột, đồng thời sinh ra những vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Chọn các loại thực phẩm tươi, sạch, giàu chất dinh dưỡng, chọn thức ăn tinh bột từ ngũ cốc, củ quả (gạo, lạc, đậu…).

Tăng cường thêm nhiều loại vitamin từ rau, củ, quả, nước ép trái cây, không nên ăn các loại rau có quá nhiều chất xơ khiến gan mệt mỏi. Tuyệt đối không dùng đồ uống có cồn như rượu, bia… Uống đủ nước, khoảng 8 ly nước trong ngày.

ThS Trần Anh (Bệnh viện K)

BẢN DESKTOP