Khoa học & Công nghệ

Giải mã “trăng tuyết micro” hiếm có sắp xuất hiện trên bầu trời Trái Đất

  • Tác giả : Thiên Trang (Th)
Khi trăng tròn vào ngày 5 hoặc 6/2 (tùy theo múi giờ), Mặt Trăng sẽ trông nhỏ hoặc xa vời hơn bình thường rất đáng kể.
Giai ma “trang tuyet micro” hiem co sap xuat hien tren bau troi Trai Dat
Nguyên nhân là sau cú tiếp cận cực gần Trái Đất vào giai đoạn trăng non - hiện tượng "siêu trăng non" ngay mùng 1 Tết Quỹ Mão - Mặt Trăng dần di chuyển đến điểm cực xa hành tinh trên quỹ đạo của nó.
Giai ma “trang tuyet micro” hiem co sap xuat hien tren bau troi Trai Dat-Hinh-2
Ở điểm rất xa đó, nó trở thành trăng tròn.
Giai ma “trang tuyet micro” hiem co sap xuat hien tren bau troi Trai Dat-Hinh-3
Theo tính toán của Earth Sky, trăng tròn tháng 2, còn được người Âu - Mỹ gọi là "trăng tuyết" bởi thường mọc ngay giữa mùa tuyết rơi dày, sẽ đạt được độ tròn tuyệt đối vào lúc 1 giờ 28 phút rạng sáng 6/2 (giờ Việt Nam), hiện ra giữa chòm sao Sư Tử (Leo) và cạnh ngôi sao sáng nhất Regulus của chòm sao này.
Giai ma “trang tuyet micro” hiem co sap xuat hien tren bau troi Trai Dat-Hinh-4
Vào giai đoạn tròn, trăng tuyết năm nay sẽ xa Trái Đất tận 405.830 km, xa hơn nhiều so với khoảng cách trung bình là 384.400 km. Khoảng cách này khiến nó rơi vào một trạng thái ngược với "siêu trăng", gọi là "trăng micro" (micromoon).
Giai ma “trang tuyet micro” hiem co sap xuat hien tren bau troi Trai Dat-Hinh-5
Đêm trăng tròn mỗi tháng thường có một biệt danh theo cách gọi của những bộ lạc người Mỹ bản địa. Trăng tuyết là cái tên truyền thống dành cho trăng tròn tháng 2, được đặt bởi người Bắc Mỹ. Lý do là vì vào tháng 2 ở đây, tuyết thường rơi rất dày.
Giai ma “trang tuyet micro” hiem co sap xuat hien tren bau troi Trai Dat-Hinh-6
Trong lịch sử, tháng hai luôn là tháng tuyết rơi nhiều nhất ở Mỹ vì vậy trăng tròn tháng này được đặt tên là Snow Moon. Nó còn được gọi là Hunger Moon (Trăng Đói Khát), bởi vì việc săn bắn rất khó khăn trong điều kiện tuyết rơi dày đặc.
Giai ma “trang tuyet micro” hiem co sap xuat hien tren bau troi Trai Dat-Hinh-7
Như cách gọi, trăng tuyết là thời điểm trăng tới gần vị trí Trái đất nhất, rơi vào tháng 2. Chính vì vậy, trăng tuyết là sự kiện xảy ra hàng năm.
Giai ma “trang tuyet micro” hiem co sap xuat hien tren bau troi Trai Dat-Hinh-8
Trước đó, năm 2017, một sự kiện đáng nhớ đối với những người yêu thiên văn học đã xảy ra khi trăng tuyết đã xuất hiện trùng với hiện tượng nguyệt thực nửa tối.
Giai ma “trang tuyet micro” hiem co sap xuat hien tren bau troi Trai Dat-Hinh-9
Và thật tuyệt vời khi chỉ vài tiếng sau đó, sao chổi 45P - còn được gọi là Sao chổi Năm mới (New Year comet) tiếp tục di chuyển đến vị trí gần Trái đất nhất - với khoảng cách siêu gần tạo nên những hình ảnh lịch sử đối với thiên văn học.
Giai ma “trang tuyet micro” hiem co sap xuat hien tren bau troi Trai Dat-Hinh-10
Ngoài ra những người đam mê bầu trời trong suốt tháng 2 này sẽ được chứng kiến "vũ điệu" của hai trong số các hành tinh sáng nhất trên bầu trời đêm là Sao Kim và Sao Hỏa. Chúng sẽ tiến đến ngày một gần nhau, một cái với ánh sáng trắng ngả vàng nhạt rực rỡ, một cái màu đỏ huyền bí.
Giai ma “trang tuyet micro” hiem co sap xuat hien tren bau troi Trai Dat-Hinh-11
Đêm tốt nhất để theo dõi các hành tinh sẽ là đêm 20 và 21/2, bởi trăng non sẽ đi vào vị trí hoàn toàn tối đen vào lúc 14 giờ 6 phút chiều 21/2 theo giờ Việt Nam.
Giai ma “trang tuyet micro” hiem co sap xuat hien tren bau troi Trai Dat-Hinh-12
Các buổi tối không bị nhiễu loạn bởi Mặt Trăng sẽ giúp các hiện tượng khác như các vũ điệu hành tinh, mưa sao băng... được quan sát vô cùng đẹp mắt.

>>>Xem thêm video: Đừng bỏ lỡ những hiện tượng thiên văn kỳ thú trên bầu trời 2023. Nguồn: Kienthucnet.
Thiên Trang (Th)

BẢN DESKTOP