Ảnh minh họa.
Nhiều người trong chúng ta chỉ hay biết về vụ tuyệt chủng nổi tiếng của loài khủng long diễn ra vào 65 triệu năm trước, khi một thiên thạch khổng lồ đâm thẳng vào Trái Đất, xóa xổ khủng long cùng với hơn 50% loài sinh vật khác ra khỏi mặt đất mà ít ai hay vụ tuyệt chủng kinh hoàng nhất trong lịch sử Trái đất từng xóa sổ đến…90% các loài sinh vật từng hiện diện trên hành tinh chúng ta.
Vụ tuyệt chủng kinh hoàng nhất trong lịch sử Trái Đất là vụ tuyệt chủng kỷ Permi – kỷ Triass , xảy ra từ rất lâu trước khi loài khủng long xuất hiện.
Theo các nhà khoa học, suốt 5 kỷ nguyên kéo dài 500 triệu năm, có khoảng 50 – 90% các loài sinh vật bị xóa sổ toàn bộ trên mặt đất.
Nguyên nhân dẫn đến thảm họa tuyệt chủng kinh hoàng ở kỷ Permi – kỷ Triass đến nay vẫn gây nhiều tranh cãi trong giới khoa học. Có ý kiến cho rằng, nguyên nhân gây ra thảm họa là một thiên thạch bí ẩn, còn ý kiến khác thì cho rằng khí CO2 và khí Methan các từ các vụ phun trào núi lửa hàng loạt gây gia tăng nhiệt độ Trái Đất mới là nguyên nhân chính.
Năm 2014, các nhà khoa học thuộc Đại học Massachusetts đưa ra giả thuyết loài sinh vật có tên Methanosarcina là thủ phạm chính gây ra đại họa tuyệt chủng, vì sinh vật này có khả năng sản sinh methane số lượng lớn. Tuy nhiên, giả thuyết không nhận được sự đồng thuận hoàn toàn.
Ngoài ra, còn luồng ý kiến cho rằng sự diệt vong khủng khiếp đó là do sự kết hợp của tất cả các nguyên nhân trên: va chạm thiên thạch, núi lửa phun trào và sự sản sinh quá mức của loài sinh vật sản xuất methane.
Hiện giới khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu để tìm câu trả lời thỏa đáng và ngăn ngừa thảm họa tương tự diễn ra trong tương lai.
Lưu Thoa
(theo Howstuffworks, Kiến Thức)