Dữ liệu y khoa

Gia tăng hội chứng 'trái tim tan vỡ' hậu Covid-19

  • Tác giả : PV
Căng thẳng, sợ hãi khi dương tính, phải cách ly điều trị vì Covid-19... khiến người bệnh có thể mắc hội chứng "trái tim tan vỡ" với cơn đau thắt ngực, khó thở, mất ý thức...

Từ khi đại dịch Covid-19 xuất hiện, các bác sĩ tim mạch nhận thấy nhiều người gặp phải tình trạng này hơn.

Mary Kay Abramson, 63 tuổi, ở Brookeville, Maryland, Mỹ, được chẩn đoán mắc hội chứng trái tim tan vỡ vào năm 2020. Bà không mắc Covid-19 nhưng dưới những áp lực của tình trạng giãn cách xã hội, đóng cửa kéo dài, cộng với mất việc, người phụ nữ này bị tổn thương tinh thần khá lớn và phải nhập viện. 

trai-tim-tan-vo-2.jpg
Gia tăng hội chứng 'trái tim tan vỡ' hậu Covid-19

Tháng 10/2021, Trung tâm Y tế Cedars-Sinai, California, Mỹ, công bố nghiên cứu trên tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Mỹ (JAHA), phát hiện phụ nữ sau tuổi trung niên có tỷ lệ mắc hội chứng trái tim tan vỡ cao gấp 10 lần phụ nữ trẻ hoặc nam giới ở mọi lứa tuổi. 

Hội chứng "trái tim tan vỡ" vốn là kết quả của chứng căng thẳng nghiêm trọng về tình cảm hoặc thể chất, chẳng hạn phát hiện bệnh đột ngột, mất người thân, tai nạn nghiêm trọng, kinh doanh thua lỗ, biến cố ly hôn...

Đó cũng là lý do nhiều người mắc Covid-19 có nguy cơ bị hội chứng này cao hơn. Thời gian giãn cách kéo dài, tâm lý lo lắng khi có kết quả xét nghiệm dương tính, phải cách ly điều trị, áp lực về kinh tế, lo sợ mất việc, cảm giác bấp bênh trong đại dịch, bi quan, sợ hãi, thậm chí trầm cảm, lo âu là những yếu tố khiến chúng ta dễ bị hội chứng "trái tim tan vỡ".

Triệu chứng của bệnh là các cơn đau tim, thắt ngực, hụt hơi, xuất hiện để đáp ứng với căng thẳng về thể chất hoặc tinh thần. Các dấu hiệu thường hết sau vài ngày đến vài tuần. Giới chuyên gia vẫn đang tìm hiểu tác động lâu dài của nó tới tim và cơ thể người bệnh.

Ngoài nguy cơ tái phát cao, tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân bị hội chứng này cũng ngang các ca bị nhồi máu cơ tim: khoảng 3,7%.

PV

BẢN DESKTOP