Môi trường

Gia Lai: Ban Quản lý Rừng phòng hộ Đức Cơ để mất hơn 9.000ha rừng

  • Tác giả : T. Hòa
(khoahocdoisong.vn) - Từ năm 2011 đến nay, Ban Quản lý Rừng phòng hộ Đức Cơ đã để mất hơn 9.000ha rừng được giao quản lý, cùng nhiều sai phạm tài chính.

Thanh tra tỉnh Gia Lai vừa kết thúc việc thanh tra toàn diện công tác quản lý, bảo vệ rừng, sử dụng đất lâm nghiệp và việc quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí tại Ban Quản lý Rừng phòng hộ Đức Cơ (gọi tắt là BQL) và phát hiện các sai phạm trên.

Năm 2011, BQL được UBND tỉnh Gia Lai cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với diện tích 14.994 ha, trong đó đất có rừng là 13.012ha, còn lại là đất lâm nghiệp không có rừng. Qua thanh tra, từ thời điểm đó đến khi rà soát năm 2014, BQL đã để mất 5.983ha rừng được giao quản lý. Tuy nhiên, đơn vị này chỉ lập biên bản vi phạm về hành vi lấn chiếm đất rừng trái phép có 7,23ha. Từ năm 2014 đến khi rà soát vào cuối năm 2017, đơn vị này tiếp tục để mất hơn 180ha rừng nhưng chỉ lập biên bản vi phạm hơn 15ha.

Đến nay, theo kết quả rà soát và báo cáo, diện tích đất có rừng do đơn vị này quản lý tiếp tục giảm hơn 2.981ha. Đoàn Thanh tra tỉnh đã tiến hành kiểm tra thực tế tình trạng phá rừng tại một số tiểu khu thuộc quản lý của đơn vị này và xác định có 432,7ha rừng bị phá.

Theo thống kê, diện tích rừng mà đơn vị để mất từ năm 2011 đến đầu năm 2019 là hơn 9.145ha, chỉ còn quản lý, bảo vệ 3.812ha.

Thanh tra cũng phát hiện BQL có nhiều sai phạm trong việc quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí. Năm 2013, đơn vị này đã chi phụ cấp đặc biệt cho viên chức,

Tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất ở Gia Lai diễn ra nhiều nơi.

Tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất ở Gia Lai diễn ra nhiều nơi. 

 người lao động sai quy định với số tiền gần 190 triệu đồng; chi trùng tiền sửa chữa xe ô tô với số tiền gần 15 triệu đồng. Năm 2016 và 2017 đã chi phụ cấp thu hút, chi phụ cấp lâu năm cho viên chức, người lao động không đúng đối tượng với tổng số tiền gần 513 triệu đồng.

Năm 2003, BQL cũng được giao vốn trồng 100ha cây điều theo chủ trương của Thủ tướng Chính phủ. Đơn vị này đã trồng điều theo hồ sơ dự toán được duyệt, hàng năm vẫn được cấp kinh phí làm đường ranh cản lửa phòng, chống cháy rừng. Tuy nhiên sau khi trồng, lãnh đạo BQL không giao khoán cho người dân địa phương quản lý, bảo vệ theo quy định.

T. Hòa

BẢN DESKTOP