Bình luận

Duyên nợ với… GS.VS Trần Đại Nghĩa

  • Tác giả : Nhà báo Đặng Hữu Hưng- Nguyên Trưởng ban Biên tập Báo Khoa học và Đời sống
Nhớ về Khoa học và Đời sống, chúng ta nhắc đến các vị Chủ nhiệm của Báo - những nhà khoa học tài năng, giàu lòng yêu nước, thương nòi, trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng và Bác Hồ vĩ đại.

Đó là GS Nguyễn Xiển, GS Lê Khắc, GS.VS Trần Đại Nghĩa và sau này là Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam: GS Hà Học Trạc, GS Vũ Tuyên Hoàng, GS Đặng Vũ Minh, TSKH Phan Xuân Dũng.

Cái duyên khởi đầu từ khi tiếp thu truyền thống của Báo Khoa học Thường thức, với bề dày 17 năm 3 tháng, ra 485 số báo, là người bạn tri thức của đông đảo bạn đọc trong cả nước, từ tháng 1/1977, Báo Khoa học và Đời sống do Viện Khoa học Việt Nam quản lý, được GS.VS Trần Đại Nghĩa - Viện trưởng - nhận trách nhiệm, kiêm Chủ nhiệm Báo.

Những kỷ niệm với Tòa soạn

Đại hội lần thứ nhất của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam ngày 26/3/1983 đã bầu GS.VS Trần Đại Nghĩa làm Chủ tịch Liên hiệp Hội, đồng thời kiêm Chủ nhiệm Báo Khoa học và Đời sống.

Vừa qua, trong dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của GS.VS Trần Đại Nghĩa (1913- 2023), nhiều bài báo viết về nhà khoa học tâm huyết, người trí thức hiền tài, người học trò xuất sắc của Bác Hồ vĩ đại. Dưới đây, tôi chỉ xin kể lại một số kỷ niệm của anh chị em trong Tòa soạn với vị Chủ nhiệm Báo Khoa học và Đời sống từ năm 1997 đến năm 1984…

Từ thuở thiếu niên, tôi đã được nghe kể về Anh hùng Trần Đại Nghĩa, người từng lãnh đạo Cục Quân giới, nghiên cứu và chỉ đạo Nha Kỹ thuật chế tạo từ các loại vũ khí thông dụng trong chiến tranh nhân dân như mìn, lựu đạn…, đến “vũ khí quyết định chiến trường” như Bazooka, súng đại bác không giật SKZ, đạn bay… Có thể nói, ông là “một huyền thoại” trong tâm trí chúng tôi. Vậy mà lần đầu tiên gặp ông tại trụ sở 70 Trần Hưng Đạo (Hà Nội), ngồi đối diện, tôi cảm thấy ông như người bác, người cha giản dị, nụ cười hiền hậu, giọng nói Nam Bộ chân chất. Sau khi nghe ông Tổng biên tập Hoàng Linh giới thiệu các bộ phận chuyên trách cùng anh chị em trong Tòa soạn, Bác Nghĩa (sau này chúng tôi thường quen gọi Chủ nhiệm bằng hai tiếng thân thương như thế) nói chậm rãi: “Các đồng chí đã làm tốt nhiệm vụ của Báo Khoa học và Đời sống trong thời chiến, nay cần làm tốt hơn nữa trong thời bình xây dựng đất nước giàu mạnh định hướng Xã hội chủ nghĩa…”.

Rồi Bác ôn tồn giải thích, đại ý: Trong hai cuộc kháng chiến giải phóng đất nước vừa qua, Việt Nam đã chiến thắng hai đế quốc lớn bằng chiến tranh nhân dân. Tuy nhiên, ngày nay, trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cùng những nhân tố cơ bản, lại có những quy luật đặc thù về xã hội, kinh tế, đòi hỏi phải đổi mới tư duy mới phát huy được động lực phát triển của mỗi cá nhân và toàn xã hội.

Bác Nghĩa lấy “tư thế lao động” của người sản xuất tiểu nông của ta ra làm một dẫn chứng. “Con trâu đi trước cái cày theo sau”, anh thợ cày chẳng cần theo đồng hồ chính xác, mà theo bóng Mặt trời; chẳng cần khoa học kỹ thuật, anh dựa vào kinh nghiệm truyền miệng về nước - phân - cần - giống, về dự báo thời tiết của tiền nhân.

Rồi khi vào hợp tác xã, anh vẫn giữ thói quen như thế, nhưng tệ hơn, anh ta không cần cù như trước mà lại coi làm việc là cốt để lĩnh một vài cân thóc! Trong xã hội tiểu nông, người nông dân làm nhiều nghề để tự túc nhưng chẳng chuyên một nghề nào. Do sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, tự cung tự cấp, người nông dân thường có cách nhìn hạn hẹp, hay ghen tị nhau về những cái lợi nhỏ mà bỏ mất cái lợi lớn, không chú trọng đến sản xuất hàng hóa. Thành ra hợp tác xã nhiều nơi chỉ là hình thức hành chính hóa, không thật sự phát huy được động lực sản xuất của người nông dân.

Bác Nghĩa từng sống và làm việc nhiều năm tại những nước công nghiệp phát triển, người nông dân đã quen với sản xuất lớn, tạo ra hàng hóa nông phẩm quy chuẩn, quen áp dụng khoa học - công nghệ thích hợp. Bởi vậy, bằng việc phổ biến kiến thức khoa học - công nghệ và khoa học xã hội, Báo phải có tầm nhìn xa trông rộng, kết hợp những cải tiến kỹ thuật lại hướng tới đổi mới nếp nghĩ , cách làm khoa học của người nông dân.

GS.VS Trần Đại Nghĩa trao Huân chương Lao động hạng Nhì cho Báo Khoa học và Đời sống tại lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Báo.

GS.VS Trần Đại Nghĩa trao Huân chương Lao động hạng Nhì cho Báo Khoa học và Đời sống tại lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Báo.

Các cộng tác viên là những nhà khoa học lớn

Do uy tín của GS.VS Trần Đại Nghĩa, nên những năm Bác làm Chủ nhiệm Báo (từ Viện Khoa học Việt Nam đến Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam), nhiều nhà khoa học đầu ngành là cộng tác viên nhiệt thành tham gia viết bài, xây dựng các chuyên mục của Báo, như các cố Giáo sư: Tạ Quang Bửu, Phan Đình Diệu, Tôn Thất Tùng, Nguyễn Tấn Gi Trọng, Trần Hữu Tước, Bùi Huy Đáp, Đỗ Tất Lợi, Vũ Văn Chuyên, Dương Hồng Hiên, Nguyễn Văn Trương, Đường Hồng Dật, Vũ Tuyên Hoàng… Họ coi việc viết báo phổ biến khoa học là trách nhiệm đóng góp nâng cao dân trí, cải thiện dân sinh và thiết thực phục vụ phát triển sản xuất. Các phóng viên - biên tập viên phụ trách chuyên mục của Báo không quản ngày đêm, đi về cơ sở sản xuất tiên tiến, những nơi vùng sâu, xa, thiên tai địch họa (thời chiến tranh biên giới)… nắm bắt thực tế để viết tin, bài và làm cầu nối đắc lực giữa các nhà khoa học với bạn đọc trong cả nước. Bởi vậy, Báo Khoa học và Đời sống thời ấy được coi là “món ăn tinh thần” của nhiều nhà. Không ít bạn đọc đã công phu lưu giữ Báo cả năm để đóng thành tập cho con cháu cùng “đọc và làm theo Báo”.

GS.VS Trần Đại Nghĩa tập hợp được các nhà khoa học hiền tài xây dựng Báo là nhờ không chỉ ở tài năng và đóng góp to lớn của GS.VS Trần Đại Nghĩa cho đất nước qua hai cuộc kháng chiến, mà còn ở đức độ chân thành, trong sáng và khiêm cung của ông đối với đất nước và đồng bào.

GS.VS Trần Đại Nghĩa phát biểu tại lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Báo Khoa học và Đời sống.

GS.VS Trần Đại Nghĩa phát biểu tại lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Báo Khoa học và Đời sống.

Còn nhớ, trong lễ kỷ niệm 20 năm Báo Khoa học và Đời sống tổ chức tại Nhà hát lớn ở Thủ đô, GS.VS Trần Đại Nghĩa gặp gỡ, trao đổi với GS Tạ Quang Bửu. Khi còn trong Ban lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bác Bửu đã đánh giá rất cao về những công trình khoa học - công nghệ của Bác Nghĩa trong chế tạo “vũ khí quyết định chiến trường”.

Nhắc lại chuyện nghiên cứu chế tạo súng đại bác không giật, gọn nhẹ, có thể di chuyển dễ dàng để công phá đồn bốt địch dày hàng mét bằng xi măng cốt thép, Bác Nghĩa ca ngợi anh em kỹ thuật quân giới như các đồng chí Nguyễn Trinh Tiếp, Đỗ Đức Dục… lúc bấy giờ mới chỉ có bằng tú tài, nhưng đã có sáng tạo xuất sắc trong công trình chế tạo, thử nghiệm vũ khí ngoài thực địa…

Bác Nghĩa cũng đánh giá rất cao đóng góp của các đồng chí ở Đại học Bách khoa Hà Nội trong tổ chức nghiên cứu mà Bác đóng vai trò nòng cốt. Đó là : Ứng dụng các biện pháp chống nhiễu của máy bay B52; nâng cấp độ bay cao của tên lửa CAM-2; cải tiến dàn hỏa tiễn Cachiusa; các biện pháp quét phá hệ thống thủy lôi của địch trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước…

Quả như lời khen tặng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp dành cho GS.VS Trần Đại Nghĩa: “ Ông Phật làm súng”.

Vinh dự và trách nhiệm lớn lao thay, Báo Khoa học và Đời sống từng có một vị Chủ nhiệm là nhà khoa học đầy tài năng và đức độ Trần Đại Nghĩa vô cùng kính yêu của chúng ta!

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước với Báo Khoa học và Đời sống

Thủ tướng Phạm Văn Đồng

Thủ tướng Phạm Văn Đồng

Thư Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi cho Báo KH&ĐS

Thư Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi cho Báo KH&ĐS

GS.Trần Đại Nghĩa – Viện trưởng Viện Khoa học Việt Nam, kiêm chủ nhiệm Báo Khoa học và Đời sống đón tiếp và làm việc với Đại tướng Võ Nguyên Giáp năm 1984

GS.Trần Đại Nghĩa – Viện trưởng Viện Khoa học Việt Nam, kiêm chủ nhiệm Báo Khoa học và Đời sống đón tiếp và làm việc với Đại tướng Võ Nguyên Giáp năm 1984

Giới thiệu báo Khoa học & Đời sống với Tổng bí thư Đỗ Mười tại Đại hội Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam

Giới thiệu báo Khoa học & Đời sống với Tổng bí thư Đỗ Mười tại Đại hội Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam

Giới thiệu báo Khoa học & Đời sống với Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh tại Đại hội Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam

Giới thiệu báo Khoa học & Đời sống với Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh tại Đại hội Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam

Giới thiệu báo Khoa học & Đời sống với Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh tại Hội báo Xuân

Giới thiệu báo Khoa học & Đời sống với Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh tại Hội báo Xuân

Phóng viên Lan Anh phỏng vấn Chủ tịch Hội Phụ Nữ Việt Nam Trương Mỹ Hoa

Phóng viên Lan Anh phỏng vấn Chủ tịch Hội Phụ Nữ Việt Nam Trương Mỹ Hoa

GS Trần Quỳnh – Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật nhà nước thăm tòa soạn tại nơi sơ tán ở Huyện Lập Thạch Tỉnh Vĩnh Phú năm 1972.

GS Trần Quỳnh – Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật nhà nước thăm tòa soạn tại nơi sơ tán ở Huyện Lập Thạch Tỉnh Vĩnh Phú năm 1972.

Bộ Trưởng Bộ KH&CN Chu Tuấn Nhạ trao Huân Chương Độc Lập Hạng Ba cho Báo Khoa học và Đời sống nhân kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Báo.

Bộ Trưởng Bộ KH&CN Chu Tuấn Nhạ trao Huân Chương Độc Lập Hạng Ba cho Báo Khoa học và Đời sống nhân kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Báo.

Chủ tịch VUSTA- GS.VS Vũ Tuyên Hoàng trao Bằng khen của LHH cho Báo Khoa học và Đời sống nhân kỷ niệm 40 năm.

Chủ tịch VUSTA- GS.VS Vũ Tuyên Hoàng trao Bằng khen của LHH cho Báo Khoa học và Đời sống nhân kỷ niệm 40 năm.

Thư tay của Đại tướng Võ Nguyên Giáp chúc mừng Báo Báo Khoa học và Đời sống nhân kỷ niệm 45 năm ngày ra số báo đầu tiên (30/9/1959-30/9/2004)

Thư tay của Đại tướng Võ Nguyên Giáp chúc mừng Báo Báo Khoa học và Đời sống nhân kỷ niệm 45 năm ngày ra số báo đầu tiên (30/9/1959-30/9/2004)

Nhà báo Đặng Hữu Hưng- Nguyên Trưởng ban Biên tập Báo Khoa học và Đời sống

BẢN DESKTOP