Gội đầu bằng bồ kết, lá thuốc giúp hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa.
Chưa có căn nguyên chính xác
Đặc điểm của bệnh viêm da cơ địa là viêm và nổi mụn nhỏ, da ngứa ngáy, loét da hoặc bong tróc. Cho dù xảy ra ở người lớn hay trẻ em, thì đây cũng là căn bệnh rất khó chữa đòi hỏi bệnh nhân phải đầu tư thời gian, công sức, tiền của để điều trị. Đến nay, y học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác của viêm da cơ địa.
Bệnh có tính chất gia đình, di truyền, tiền sử trong gia đình có người bị viêm da cơ địa, dị ứng, hen suyễn. Bệnh cũng có thể do thời tiết khô hanh, lạnh, môi trường bụi bẩn, ô nhiễm, mỹ phẩm, hóa chất… Yếu tố di truyền (nếu hoặc bố hoặc mẹ bị bệnh có 60% khả năng di truyển cho con, và 80% nếu cả bố và mẹ đều bị bệnh. Bệnh phát triển qua 4 giai đoạn: đỏ da, mụn nước, lên da non, liken hóa (hăm cổ trâu). Bệnh có thể trở thành mạn tính, da dày lên, ngứa gãi nhiều và bong tróc. Nhiều trường hợp bội nhiễm gây viêm da mủ, hoặc nhiễm khuẩn rất nặng.
Viêm da cơ địa có thể chia làm hai loại: eczema khô và eczema ướt (khi thương tổn là những mụn nước, hoặc đang rỉ dịch, rất ngứa và dễ bội nhiễm). Những người có biểu hiện eczema khô thường nứt nẻ, bong tróc, xuất hiện ở bàn tay, bàn chân, nặng lên khi trời lạnh, hoặc khi tiếp xúc hóa chất, xà bông, chất tẩy rửa…
Bệnh không thể điều trị dứt hẳn được, nên việc điều trị là nhằm kiểm soát các cơn ngứa, giảm các biểu hiện viêm da, ngăn ngừa, hay trị liệu tình trạng bội nhiễm nếu có, làm giảm thiểu sự xuất hiện của những thương tổn mới trên da. Phải tùy theo tuổi và tổn thương của bệnh mà có cách điều trị phù hợp.
Dược liệu đông y lành tính
Tây y đã có nhiều nghiên cứu và bài thuốc giúp chống bội nhiễm, chống ngứa, giảm viêm. Tuy nhiên, việc chữa trị dứt điểm cũng là rất nan giải. Những thuốc chứa corticoid làm dịu da và khỏi nhanh nhưng tái phát cũng nhanh và khi tái phát bệnh tiến triển nặng hơn. Hiện đông y có nhiều đơn vị nghiên cứu khoa học ứng dụng các bài thuốc dân tộc trong điều trị viêm da cơ địa đã được nghiệm thu, cho kết quả khả quan.
Thuốc ngâm rửa với thành phần dược liệu: trầu không, ích nhĩ tử, ô liên rô, mò trắng có tác dụng sát khuẩn, làm mềm vùng tổn thương giúp thuốc bôi thẩm thấu vào tận lớp biểu bì, ngăn ngừa vùng tổn thương lan rộng. Thuốc bôi ngoài chế từ tang bạch bì, mật ong, bí đao, thiên mã hồ… làm mềm và loại bỏ vùng da bị bệnh, tái tạo tế bào dưới da, tăng cường sự đàn hồi của da.
Ảnh minh họa.
Dùng dược liệu đông y cần kiên trì thực hiện kết hợp giữa ngâm rửa, bôi và sắc uống mới cho hiệu quả lâu dài, lành tính. Các bệnh như vẩy nến, á sừng, tổ đỉa, viêm da cơ địa dị ứng… có thể điều trị bằng đông y theo bài thuốc gồm: bồ công anh, tang bạch bì, kim ngân hoa, 1 số dược liệu bổ trợ…
Bài thuốc giúp giải độc tiêu viêm, tăng cường công năng khử độc của gan và thải độc của thận giúp cơ thể thải loại hoàn toàn các loại độc tố, cho bệnh khỏi được trong thời gian dài, tránh tái phát. Chi phí điều trị dược liệu đông y cũng hợp lý nhưng nhược điểm là thời gian điều trị lâu dài từ 2-3 tháng.
Đối với bệnh viêm da, bệnh nhân nên hạn chế tiếp xúc hóa chất: dùng bồ kết, lá bưởi, lá xả, chanh thay cho dầu gội đầu, nên dùng các loại sữa tắm trung tính. Tránh tiếp xúc với phấn hoa và các dị nguyên gây dị ứng khác. không để cơ thể bị lạnh đột ngột, hạn chế tối đa việc sử dụng mỹ phẩm. Cẩn trọng với một số đồ ăn lạ, hải sản, đồ cay nóng.
Ths Nguyễn Thị Tuyết Lan
Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng thuốc dân tộc