Y học và đời sống

Dùng thuốc gia truyền chỉnh axit uric

Là giám đốc bệnh viện Thể thao Việt Nam, suốt ngày bận rộn, vậy mà Bác sĩ, thầy thuốc sưu tú (BSTTƯT) Nguyễn Văn Quang vẫn nghiên cứu thành công đề tài: Đưa axit uric về bình thường từ một bài thuốc gia truyền 8 đời để lại.

Giúp nhiều người liệt đi lại dễ dàng

Lần nào đến làm việc với BS Nguyễn Văn Quang, tôi cũng rất ngạc nhiên vì thường thấy nhiều người  không chỉ người ngoài mà cả bác sĩ trong bệnh viện tìm đến nhờ bác sĩ giúp chữa cho những căn bệnh khó mà đôi khi y học hiện đại đã bó tay. Ngạc nhiên là thuốc “đặc trị” lại đơn giản chỉ là thuốc gia truyền của gia đình bác sĩ Quang.

Anh Lê Đông Hòe (tổ Đông Ngạc 1, phường Đông Ngạc, Bắc Từ Liêm Hà Nội) nhiều khi vẫn không tránh phải nhập viện khi đi công tác vì bệnh tiến triển quá nhanh và nặng. Sau gần 8 năm bị các cơn đau hành hạ, anh đã tìm được phương pháp trị liệu dân gian bằng lá tía tô và bài thuốc gia truyền. Kết quả, sau 1 tháng anh không đau và chỉ số axit về gần ngưỡng bình thường, cho đến nay đã 4 tháng anh không còn có cơn đau nào hành hạ nữa.

BS Quang đang thăm khám cho bệnh nhân gút.

Thuốc độc bảng A vẫn không hết đau

Gặp anh Lê Đông Hòe khi anh đang được TTƯT BS Nguyễn Văn Quang, giám đốc bệnh viện Thể thao Việt Nam tái khám lại sau 4 tháng điều trị. Anh khoe, mấy tháng nay đỡ phải “bóp mồm, bóp miệng” hơn nhưng vẫn không bị các cơn đau nhức khủng khiếp hành hạ như trước. Đặc biệt, chỉ số xét nghiệm axit uric của anh từ mức 562 µmol/l giờ đã về mức 430 µmol/l. Anh hy vọng uống thêm đợt thuốc 1 tháng nữa, axit uric sẽ về ngưỡng bình thường 420µmol/l là anh khỏi bệnh.

Anh Hòe kể, anh bị bệnh gút từ năm 2008 nhưng chỉ thỉnh thoảng ăn uống nhiều mới bị đau và khi đó anh chỉ cần uống thuốc colchicin 1- 2 ngày là hết nhưng từ năm 2014 – 2015, bệnh của anh tiến triển nặng, tái phát thường xuyên trong vòng 2 tháng bị  4 – 5 lần.

Các cơn đau của anh bắt đầu chỉ là đau ở mu bàn chân nhưng sau đó sưng đau cả 2 đầu gối, các ngón chân và tay, bắt đầu hình thành các u cục sùi ở xương bánh chè và chuyển cả xuống mắt cá chân. Cơn đau gút diễn biến đặc biệt nhanh và đau đớn kinh khủng ở xương và nhức lên tận óc. Để khống chế cơn đau, anh luôn mang theo thuốc độc bảng A, trị cơn gút cấp vậy mà vẫn không thoát.

Có lần anh đang công tác ở TP Hồ Chí Minh, ăn uống xong chỉ thấy hơi tê chân, uống thuốc phòng trừ vậy mà chỉ hơn 1 tiếng sau bay tới Gia Lai chân anh đã sưng phù không thể đi được phải nhập viện cấp cứu. Bác sĩ nói các tinh thể axit tăng đột biến kích thích các đầu mút thần kinh gây đau nhức và làm giãn tĩnh mạch ở giây chằng gây sưng. Hai đầu gối và các khớp ở khuỷu chân, ngón chân bị sưng, nóng, đỏ đau không sao chịu được. Sau 3 ngày điều trị giảm đau, thải độc, giảm axit uric anh mới bớt đau, đi làm việc được.

Sau những cơn đau triền miên, được mọi người trong cơ quan Bộ công an mách bảo anh đã dùng thuốc nam gia truyền của BS Quang để chữa, kết hợp với uống nước lá tía tô hang ngày . Sau 1 tháng dùng thuốc, kết hợp với giảm ăn uống những thực phẩm gây đau: bia, thịt bò, tôm, cua…, anh đã hết sức đau.

Bồi bổ gan, thận để đào thải uric

BSCKI Nguyễn Văn Quang cho biết, gút là bệnh rối loạn chuyển hóa purin gây tăng acid uric trong máu hay còn gọi là bệnh rối loạn chuyển hóa axid uric trong máu. Sản phẩm cuối cùng là muối urat dạng hòa tan. Trong một số điều kiện, muối urat bị kết tủa thành vi tinh thể hình kim, không chỉ gây u cục, đau đớn, phá hủy khớp, biến dạng khớp, làm suy giảm chức năng gan, suy thận, rối loạn mỡ máu, tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh tim mạch vành…

Các phương pháp điều trị gút hiện nay vẫn tập trung chủ yếu vào chống viêm, giảm đau, tăng đào thải, giảm tổng hợp acid uric để hạn chế cơn gút cấp tái phát. Theo Đông y bệnh đặc biệt liên quan tới can và thận để điều trị cần phải bồi bổ can thận, giúp can thận khỏe lên tăng cường đào thải axit uric. Bên cạnh đó bổ khí huyết, thông kinh, hoạt lạc, trừ thấp, chỉ thống, làm cho khí huyết ở cơ, gân, xương lưu thông, từ đó đưa các yếu tố gây bệnh ra ngoài và phòng chống tái phát.

Bài thuốc gồm: Dây đòn gánh 10g, thiên niên kiệu 15g, rễ và hạt gấc 10g, dây đau xương 15g, cây thuốc giấu hay cây gai đôi 10g, rễ lá lốt 10g, thổ phục linh 10g, thồm lồm, sống đời…Thuốc có thể được sắc uống hoặc uống dạng viên nén.

Tuy nhiên, theo BS Quang, bệnh gút do ảnh hưởng trực tiếp của ngoại nhân (ảnh hưởng của thời tiết, môi trường sống, đặc biệt là chế độ ăn uống, sinh hoạt…) gây nên, do vậy dễ tái phát. Để phòng bệnh, người bệnh cần phải biết cách ăn uống: Bỏ rượu bia, không ăn những thực phẩm có nhiều axit uric như: thịt trâu bò, cá hồi, cá trích, tôm, cua…

 “Bài thuốc trị đau nhức xương khớp và gút gia truyền BsQ đã được Sở y tế Hải Dương cấp giấy chứng nhận và Bộ y tế cấp chứng chỉ hành nghề, đã điều trị cho hàng trăm bệnh nhân Gút đến bệnh viện Thể thao Việt Nam cho kết quả tốt, rất thích hợp đối với những người bị bệnh Gút cấp cũng như mạn tính lâu năm” – TS Võ Tường Kha, Giám đốc Bệnh viện Thể thao Việt Nam”.

Nhật Hà

BẢN DESKTOP