Thời sự

Dự báo, nguồn cung xăng dầu có thể giảm từ tháng 3/2022!

  • Tác giả : Phương Khánh
Theo báo cáo Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), cả nước có nhu cầu khoảng 1,8-2 triệu m3 xăng dầu các loại/tháng. Từ tháng 3/2022, nguồn cung xăng dầu có thể giảm, lượng tồn kho thấp so với các tháng thông thường.

Bộ Công Thương vừa họp khẩn ngày 09/02/2022, trong bối cảnh giá xăng dầu trên thế giới biến động, tình hình cung ứng trong nước có dấu hiệu bất ổn.

Theo báo cáo Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), cả nước có nhu cầu khoảng 1,8-2 triệu m3 xăng dầu các loại/tháng. Từ tháng 3/2022, nguồn cung xăng dầu có thể giảm, lượng tồn kho thấp so với các tháng thông thường. Ảnh minh họa
Theo báo cáo Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), cả nước có nhu cầu khoảng 1,8-2 triệu m3 xăng dầu các loại/tháng. Từ tháng 3/2022, nguồn cung xăng dầu có thể giảm, lượng tồn kho thấp so với các tháng thông thường. Ảnh minh họa

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên yêu cầu làm rõ được nguyên nhân khiến nguồn cung xăng dầu khan hiếm, đề xuất giải pháp đảm bảo nguồn cung xăng dầu, không để xảy ra tình trạng thiếu hụt để phục vụ nền kinh tế.

Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn đã có kế hoạch sẽ chạy đủ 100% công suất từ 15/3/2022. Các thương nhân đầu mối cũng lên kế hoạch nhập khẩu xăng dầu để bù đắp nguồn cung thiếu hụt từ sản xuất trong nước, trong trường hợp Nhà máy lọc dầu Nghị Sơn không bảo đảm như kế hoạch.

Theo ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, hiện Tổng công ty dầu Việt Nam (PVOil) đã có kế hoạch nhập khẩu. Dự kiến lượng xăng dầu về cảng Việt Nam ngày 20/2/2022 là 26.000m3 xăng và 42.000m3 dầu.

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) cũng đã ký kết các hợp đồng nhập khẩu để bảo đảm cung ứng xăng dầu cho thị trường theo đúng kế hoạch đã đăng ký.

Lượng bán xăng dầu của Petrolimex trong tháng vừa qua đã tăng khoảng 30% so với các tháng thông thường.

Từ ngày 28/1/2022 đến nay, lực lượng Quản lý thị trường trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, tại một số địa phương (Đồng Nai, An Giang, Hậu Giang) đã phát hiện một số đơn vị kinh doanh đóng cửa, tạm ngưng hoạt động do nhiều nguyên nhân.

Bao gồm không có đủ nguồn cung xăng dầu, lượng tiêu thụ xăng dầu của người tiêu dùng tăng cao do nhu cầu đi lại, không có đủ nhân lực để kinh doanh tại các cửa hàng, lỗ vốn…

Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang vừa tiến hành kiểm tra, giám sát tổng cộng 433/597 cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh, quyết không để xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý.

Trong nước, 3 nhà máy là Nghi Sơn, Dung Quất, Bình Sơn đang đáp ứng 75% nhu cầu thị trường, vậy là cần nhập khẩu 25%. Cả nước hiện có 16.000 cửa hàng kinh doanh xăng dầu.

Theo bà Phan Thị Thắng, Phó Chủ tịch UBND TPHCM, TPHCM cũng đã tổ chức cuộc họp khẩn với các đơn vị liên quan đến cung ứng và kinh doanh xăng dầu trên địa bàn thành phố.

TPHCM có 548 cửa hàng xăng dầu, trong đó, 2 cửa hàng đang sửa chữa nên đóng cửa chứ không phải vì lý do khan hiếm hàng.

Phương Khánh

BẢN DESKTOP