Y học và đời sống

Đột quỵ vì kiêng cơm

  • Tác giả : Khánh Thủy
(khoahocdoisong.vn) - Bệnh đái tháo đường là bệnh mạn tính, nếu kiểm soát không tốt có thể để lại nhiều biến chứng như tàn phế, thậm chí tử vong cho người bệnh. Bệnh nhân đái tháo đường nhiều năm thường có tâm lý kiêng cơm, thậm chí không ăn cơm mà thay bằng các thức ăn ngoài cơm như khoai, ngô, mì, miến và nghĩ rằng thức ăn này không làm tăng đường, nên ăn thoải mái.

Bà Trần Thị Hà (Lào Cai) được cấp cứu trong tình trạng lơ mơ, liệt nửa người, tiểu tiện không tự chủ. Các bác sĩ xác định bà bị đột quỵ thể nhẹ do biến chứng của đái tháo đường nhiều năm. Nguyên nhân là do bà quá kiêng khem, một thời gian bỏ cơm, chuyển sang ăn khoai, miến, bánh mì để giảm đường máu.

Lời bàn: ThS.BS Đỗ Đình Tùng, BV ĐH Y HN cho biết, bệnh đái tháo đường là bệnh mạn tính, nếu kiểm soát không tốt có thể để lại nhiều biến chứng như tàn phế, thậm chí tử vong. Bệnh nhân đái tháo đường nhiều năm thường có tâm lý kiêng cơm, thậm chí không ăn cơm mà thay bằng các thức ăn ngoài cơm như khoai, ngô, mì, miến và nghĩ rằng thức ăn này không làm tăng đường, nên ăn thoải mái. Tuy nhiên, các thức ăn là tinh bột, đường đều làm tăng đường, do đó trong các bữa ăn chính cần phải ăn vừa đủ khẩu phần chất bột, tránh ăn thừa tinh bột, gây ra đường huyết cao. Nếu ăn thêm loại tinh bột khác thì cần giảm bớt cơm thì mới kiểm soát được đường huyết. Một bữa ăn của người bệnh đái tháo đường cũng phải có đầy đủ và cân đối các thành phần tinh bột, đạm và chất béo… Việc mất cân đối một thành phần nào đều không có lợi cho sức khỏe. Chất bột là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng cho cơ thể hoạt động, nếu bỏ hẳn chất bột cũng không phải là chế độ dinh dưỡng phù hợp.

KT ghi

Khánh Thủy

BẢN DESKTOP