Y học và đời sống

Đông y chữa chứng “uất”

ng y gọi bệnh trầm cảm là chứng “uất”. Chứng này làm cho

Ảnh minh họa.

Điều trị bằng tâm lý

Chứng “uất” là cảm xúc buồn, tức giận, hờn ghen, ganh ghét, ghê tởm… điều gì đó mà người bệnh không giải quyết được, tích tụ trong lòng lâu ngày thành một khối uất ức, tắc nghẹn, không thể nào tống tháo, thoát ra được. Điều trị trầm cảm hay chứng uất theo Đông y bao gồm nhiều phương pháp. Nhìn chung có hai phương pháp chính là dùng thuốc và không dùng thuốc.

Phương pháp không dùng thuốc bao gồm rất nhiều phương pháp khác nhau: tư vấn, tập luyện, châm cứu, day bấm huyệt, xoa bóp, tự xoa bóp… Phương pháp dùng thuốc: bệnh nhân sẽ được thầy thuốc khám theo cách Đông y và biện chứng luận trị để chẩn đoán và lập ra phương thuốc, rồi kê cho bệnh nhân các loại dược thảo phù hợp để điều trị. Bệnh nhân có thể sử dụng những bài thuốc này dưới hình thức là các thang thuốc để sắc uống hay dưới dạng “cao đơn hoàn tán” hoặc các món ăn bài thuốc an thần, dưỡng tâm.

Điều trị chứng uất trước tiên vẫn là tìm hiểu nguồn gốc gây bệnh về tâm lý. Bệnh nhân cần được phân tích, tư vấn, khuyên nhủ để có thể thay đổi cách nhìn đối với cuộc sống. Cần thuyết phục người bệnh thay đổi suy nghĩ, có cái nhìn tích cực hơn để tâm hồn nhẹ nhõm và thoát ra khỏi trạng thái trầm cảm. Bệnh nhân được phân tích để hiểu ra những triệu chứng của trầm cảm chỉ là những ảo tưởng, ảo giác không có thật.

Người bệnh cần làm nhiều phương thức để thoát ra khỏi các cảm xúc âm tính bằng một khẩu hiệu, quyết tâm, hay một câu nói  có ý tưởng tích cực như: “Tôi hoàn toàn khỏe mạnh, không lo âu hay suy nghĩ bất cứ một điều gì cả”; “Thể xác và tâm hồn tôi hoàn toàn khỏe mạnh vui tươi”; “Cuộc sống thật đẹp”… Khi bệnh nhân nhẩm liên tục câu niệm trên sẽ tạo ra một hưng phấn dương tính gây ức chế và đẩy ra khỏi tâm trí những cảm xúc âm tính đang gây khổ sở cho họ. Khi đã trở thành thói quen, phương pháp niệm này sẽ giúp cho tâm hồn bệnh nhân được thanh thản nhẹ nhàng rất nhiều.

Các phương pháp thay đổi tâm thể

Song song với các liệu pháp điều trị tâm lý, người bệnh cần tập luyện cơ thể về cả thể chất lẫn tinh thần để sức khỏe phục hồi trở lại. Quan trọng nhất là tập luyện tinh thần mạnh mẽ nhưng êm dịu bằng các phương pháp thư giãn, thiền định… Khi sức khỏe tâm thể phục hồi trở lại, bệnh nhân hoàn toàn có khả năng chống cự với các stress.

Các gia vị -vị thuốc Đông y chữa chứng “uất”.

Làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, đi du lịch, về quê thăm gia đình, người thân… tùy mức độ và nguyên nhân của trầm cảm. Khi nghỉ dưỡng cần có người thân túc trực bên cạnh chia sẻ, khơi gợi những yếu tố tích cực, tách họ ra khỏi suy nghĩ tiêu cực và tĩnh tâm. Lúc này cần kết hợp chế độ ăn uống thanh nhiệt, bổ thận, an thần… với các loại trà thảo dược, món ăn bài thuốc bổ thận, chữa hỏa vượng, âm hư, tỳ dương hư… Các loại cây cỏ, gia vị có mùi thơm mạnh cũng kích thích thần kinh thư giãn.

Xoa bóp hay day ấn một số vùng, một số huyệt cũng làm giảm đau, giảm co cơ, làm thư giãn hệ thần kinh…  Xoa bóp day bấm huyệt đúng cách, đúng chỉ định cũng phát huy tác dụng tốt đối với bệnh nhân trầm cảm. Nếu không nắm được các huyệt thì chỉ cần xoa bóp thông thường làm cũng giúp thư giãn.

Khi bị trầm cảm, căng thẳng do công việc hay bệnh lý khiến nhiều vùng trên cơ thể căng cứng, co cơ, thiếu máu, đau nhức… Khí huyết không lưu thông dẫn đến sự căng thẳng thần kinh. Vì vậy, tự xoa bóp hay day ấn một số vùng, một số huyệt cũng làm giảm đau, giảm co cơ, làm thư giãn hệ thần kinh… Với người trầm cảm cần thực hiện phương pháp này thường xuyên nhiều lần trong ngày cải thiện bệnh đáng kể.

Châm cứu cũng là một phương pháp điều trị tốt với những bệnh nhân trầm cảm giai đoạn nhẹ và vừa. Châm cứu có thể kích thích cơ thể tự tiết những chất dẫn truyền thần kinh trung gian, những nội tiết tố nội sinh cần thiết. Châm cứu có thể bổ “thận” (tăng sức khỏe toàn thân, sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch…), kiện tỳ (bồi bổ cho hệ tiêu hóa để ăn ngon miệng hơn, tiêu hóa tốt hơn), an thần định chí (làm mạnh, làm yên ổn hệ thần kinh, ngủ ngon giấc). Châm cứu cũng có thể giải tỏa stress, làm thay đổi “tình chí” (trạng thái tinh thần của người bệnh), giúp cho bệnh nhân vui tươi, lạc quan hơn.

Tóm lại điều trị chứng trầm cảm theo Đông y cần các phương thức tổng thể nói trên. Các phương pháp này không tốn kém, không tác dụng phụ mà hiệu quả lại lâu dài cho cuộc sống của bệnh nhân. Ngay cả với những người khỏe mạnh, thực hiện các phương pháp này mỗi ngày cũng giúp cơ thể khỏe mạnh, trạng thái vui vẻ, giải tỏa stress, ngăn ngừa bệnh trầm cảm. Với những bệnh nhân tình trạng nặng, không có điều kiện áp dụng các phương pháp trên thì cần đến các trung tâm y khoa để được điều trị tích cực.

TTND.TS.BS Nguyễn Hồng Siêm

(Hội Đông y Hà Nội)

BẢN DESKTOP