Khoa học & Công nghệ

Đối phó với sương mù ô nhiễm

  • Tác giả : Hà Bình
(khoahocdoisong.vn) - ương mù có một lực kết dính rất mạnh, có thể hấp thụ một số lượng lớn axit độc hại như axit sulfuric, axit nitric, kiềm, muối, amin, phenol, vi sinh vật.

Hỏi: Vào những ngày không khí nhiều sương mù do ô nhiễm thì phải làm gì để bảo vệ sức khỏe? Vũ Thanh Hà (Hà Nội)

TS Hoàng Văn Trường, ĐHQG Hà Nội: Thành phần của sương mù ô nhiễm rất phức tạp, bao gồm hàng trăm chất hạt khí quyển. Sương mù có một lực kết dính rất mạnh, có thể hấp thụ một số lượng lớn axit độc hại như axit sulfuric, axit nitric, kiềm, muối, amin, phenol, vi sinh vật gây bệnh và các chất khác.

Các chất độc hại khi xâm nhập đường hô hấp sẽ kích thích những bộ phận nhạy cảm, có khả năng gây ra hoặc làm nặng thêm bệnh viêm phế quản, viêm họng và một số bệnh dị ứng khác, thậm chí bùng phát cơn hen suyễn.

Không gian có nhiều khói mù bao phủ làm áp suất thấp, dẫn đến giảm lượng oxy trong không khí, dễ gây ra cảm giác tức ngực. Sương mù ẩm ướt và lạnh cũng có thể gây kích thích làm co thắt mạch máu, biến động huyết áp, tăng tải tim. Mù khô kéo dài còn tạo môi trường thuận lợi cho nhiều loại vi khuẩn, virus sinh sôi.

Vì mù khô là một chất độc nên để bảo vệ sức khỏe, nếu không cần thiết nên tránh ra đường, tránh những khu vực bị mù khô nặng, nhất là đối với người bị bệnh hen suyễn, phổi, tim… Nên đeo khẩu trang hoạt tính, kính chắn bụi mỗi khi ra đường. Sử dụng nước muối sinh lý để nhỏ mắt, vệ sinh mũi sau khi đi ra ngoài.

Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, trước khi đi ngủ và khi tiếp xúc với bộ phận khác trên cơ thể. Khi về nhà, cần thay quần áo và tắm gội ngay. Không ăn uống lề đường, chọn thực phẩm sạch, không bị nhiễm bẩn..

Hà Bình

BẢN DESKTOP