Sự độc đáo của nhài Nhật là nó có 2-3 màu hoa trên 1 cây. Hoa nở vào mùa xuân, trên cành phủ đầy những bông hoa nhỏ xanh lam, màu tím và trắng rất đẹp và có hương thơm dịu ngọt.
|
Hoa nhài Nhật hay còn gọi là nhài Nhật, nhài hai màu hay cà hoa xanh. có tên khoa học là Brunfelsia pauciflora, họ Cà (Solanaceae). Loài hoa này có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Châu Mỹ. |
|
Tuy nhiên, cây không liên quan tới hoa nhài mà có họ hàng với hoa dạ yến thảo hay dạ lý hương. |
|
Sự độc đáo của nhài Nhật là nó có 2-3 màu hoa trên 1 cây. Hoa nở vào mùa xuân, trên cành phủ đầy những bông hoa nhỏ xanh lam, màu tím và trắng rất đẹp và có hương thơm dịu ngọt. |
|
Đặc biệt, cây còn có cái tên không thể ấn tượng hơn là: Hôm qua, hôm nay và ngày mai (xuất phát từ tiếng Anh: Yesterday-today and tomorrow). |
|
Khi mới nở, hoa có màu xanh lam, sau đó chuyển dần sang màu tím và cuối cùng chuyển sang màu trắng. |
|
Sự thay đổi 3 màu hoa đó, có lẽ tượng trưng cho ngày hôm qua, hôm nay và ngày mai. Và đó cũng là nguồn gốc của tên hoa độc đáo này (Yesterday-today and tomorrow). |
|
Cũng chính vì sự chuyển đổi màu sắc theo thời gian này, mà hoa nhài Nhật mang một triết lý nhân sinh vô cùng sống động. |
|
Hoa nhài Nhật có thể nở quanh năm, hoa có thể duy trì tới 2 tuần mới tàn. Cây không chỉ có cái tên dài nhất, mà hoa nở cũng thuộc top bền nhất. |
|
Ở góc độ khoa học, nguyên nhân khiến hoa nhài Nhật đổi màu là do anthocyanin trong dịch tế bào của cánh hoa sẽ thay đổi theo cường độ ánh sáng mặt trời, nhiệt độ môi trường, độ pH của đất. |
|
Về phong thủy, cây cảnh này cũng có nhiều ý nghĩa sâu sắc. Theo đó, sắc tím trên cánh hoa lài Nhật tượng trưng cho sự chung thủy, niềm hạnh phúc trong tình yêu đôi lứa. |
|
Sắc trắng trên từng cánh hoa lài Nhật lại tượng trưng cho sự thuần khiết, trong sáng và nét đẹp tinh khôi của một người con gái. |
|
Nhìn chung, cây nhài Nhật mang ý nghĩa may mắn, tốt lành, thịnh vượng cho gia chủ. Gần đây, loại hoa này được nhiều người yêu thích và săn đón, vào dịp Tết, giá của những cây đẹp lên tới cả gần trăm triệu đồng. |
Mời quý độc giả theo dõi video: Mục sở thị loài “mộc tinh” cổ xưa nhất thế giới, sống hàng nghìn năm.