Khám phá

Đoàn Tử Quang – thí sinh đặc biệt nhất lịch sử thi cử

Khoa thi Hương Nghệ An, năm Thành Thái thứ 12 (1900) có một thí sinh râu tóc bạc phơ, đó là Đoàn Tử Quang. Thí sinh này đã 82 tuổi vẫn đi thi và đậu cử nhân, là một sự kiện hi hữu trong làng khoa bảng Việt Nam…

Cụ Đoàn Tử Quang.

Chủ khảo kính phục thí sinh

Trường thi Hương Nghệ An được xây dựng từ đời Lê Thái Tông (1434 – 1442). Đến triều Nguyễn, kể từ khoa thi Đinh Mão – Gia Long 6 (1807) đến khoa thi Mậu Ngọ – Khải Định 3 (1918), trường thi Hương Nghệ An tổ chức được 42 khoa, lấy đậu 882 cử nhân và hàng nghìn tú tài.

Khoa thi Hương Nghệ An, năm Thành Thái thứ 12 (1900) có một thí sinh râu tóc bạc phơ, đó là Đoàn Tử Quang, sinh năm Mậu Dần, đời Gia Long thứ 17 (1818), người làng Phụng Đạt, xã Phụng Công, huyện Hương Sơn (nay là xã Đức Hòa và Đức Lạc, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh). Tính tuổi, thí sinh này đã 82 …

Chánh chủ khảo Khiếu Năng Tĩnh, đỗ Tiến sĩ khoa Canh Thìn, Tự Đức thứ 33, năm 1880 và Phó chủ khảo là Tham tán nội các Mai Đắc Đôn cùng các quan trường thấy người học trò tuổi ngoài 80 mà vẫn đi thi thì lấy làm lạ, chưa hiểu gia thế người này ra sao, vì lẽ gì tuổi cao là vậy mà vẫn theo đuổi con đường cử nghiệp, nhưng đều tỏ lòng kính phục và lo lắng cho sức khỏe của ông.

Tìm hiểu mới hay Đoàn Tử Quang là con thứ hai ông Đoàn Nhuyện (biệt hiệu Liệt Giang cư sĩ) và bà Lê Thị Nậm. Ông Nhuyện mất khi bà Nậm mới tuổi 20, nhưng bà thủ tiết thờ chồng, nuôi con khôn lớn học hành, không chịu đi bước nữa và được vua ban biển ”tiết hạnh khả phong”.

Từ nhỏ Đoàn Tử Quang được mẹ dạy bảo, khuyến khích học hành, theo đuổi khoa cử để lập công danh thi thố với đời. Ông sáng dạ, học giỏi nhưng thi mãi chỉ đỗ hai khóa tú tài, một khoá ở tuổi 49 và khóa thứ hai ở tuổi 66.

Đi thi thay con

Cụ Đoàn Tử Quang không định đi thi, vì tuổi quá cao, nhưng do khoa ấy làng Phụng Công không có thí sinh nào dự. Các vị chức sắc của làng không muốn làng mình lép vế với các làng bên, nên cố động viên cụ Đoàn đi thi. Năm ấy vợ cụ mới mất, các con trai cụ đều học rất giỏi nhưng không được dự thi, vì phải theo luật “đoạn tang”.

Mẹ ông Đoàn đã 98 tuổi, vẫn áy náy trong lòng là con cháu mình học hành đến nơi đến chốn, mà chưa ai đỗ đạt cho rạng mặt cha ông. Nay vì tang gia, chịu bỏ lỡ một kì thi Hương thì thật đáng tiếc. Con cái phải để tang mẹ đã đành, còn chồng thì lễ giáo vẫn cho phép dự thi kia mà.

Sợ con mình buồn phiền, không còn lòng dạ nào để làm bài, bà bèn lựa lời khuyên nhủ ông Đoàn bớt sầu não, xếp việc riêng tư, thử đua tranh cùng thiên hạ phen nữa, may ra đỗ đạt mới thỏa lòng mong mỏi của bà bấy lâu, mà gia tông cũng được phần rạng rỡ. Họ hàng, làng xóm cũng xúm vào ủng hộ ý kiến của bà.

Đoàn Tử Quang vâng lời mẹ, thay hai con, quảy lều chõng đi thi và khoa thi ấy cụ nổi lên như một “Ông Tiên giáng thế” với bộ râu tóc trắng toát và với phong thái ung dung, đĩnh đạc…

(còn nữa)

 Nguyễn Thành Trung

BẢN DESKTOP