Doanh nghiệp

Định nghĩa mới về lòng trung thành giữa nhân viên và công ty

Trái ngược với định kiến thông thường, nhân viên hiện nay vẫn rất trung thành với công ty, chỉ là sự trung thành đó mang vẻ ngoài khác so với ngày xưa.

“Trung thành có nghĩa là nghỉ việc khi ta không còn động lực làm việc”, Lee Caraher – người sáng lập và Giám đốc Điều hành của Công ty Truyền thông Double Forte, có trụ sở tại San Francisco (Mỹ) đã nói vậy trong quyển sách mới của cô, The Boomerang Principle(Định lý Boomerang). Lee cũng là một tác giả và diễn giả nổi tiếng, một chuyên gia trong việc tạo ra môi trường làm việc có tính năng động cao, tích cực và kết nối các thế hệ.

Lòng trung thành giữa nhân viên và công ty

Trọng tâm câu nói của Lee Caraher chính là định nghĩa mới cho lòng trung thành của nhân viên. Nó mang đến tư tưởng mới cho những người vẫn còn tin lòng trung thành là con đường một chiều của sự tận tụy.

Con đường đó chỉ đi từ sự cảm kích của nhân viên đến với sếp của họ. Quan niệm lỗi thời này hiện đã được thay thế bằng: “Anh – người chủ, thuê và tin tưởng tôi sẽ làm tốt công việc. Đổi lại, tôi sẽ nỗ lực làm việc cho anh”. Như vậy, cụm từ “nhân viên công ty” sẽ trở thành một tấm huy chương vinh dự.

Ở thế kỷ XXI, xu hướng nhìn nhận của giới trẻ làm những người chủ giảm khả năng thấu hiểu tính chất mới của sự tận tụy. Thiếu sự thấu hiểu và học hỏi từ mọi độ tuổi tại nơi làm việc, chúng ta dễ dựa vào cảm tính để nhìn nhận vấn đề, việc này dẫn đến những so sánh không công bằng và kết luận thiếu chính xác.

Kết quả là người quản lý và nhân viên đều tự dựng lên bức tường cản trở họ thấu hiểu nhau. Cuối cùng, chính công ty và khách hàng phải lãnh hậu quả. Và quan hệ giữa người quản lý và nhân viên tiếp tục trở nên căng thẳng.

Vậy lòng trung thành của nhân viên hiện nay được định nghĩa như thế nào? Câu nói trên của Caraher là câu trả lời.

Định nghĩa mới này không chỉ được những người trẻ hưởng ứng, mà nó còn là góc nhìn của tập thể, phù hợp với mọi lứa tuổi. Lòng trung thành theo định nghĩa mới này có 3 yếu tố chủ yếu.

Đầu tiên, chúng ta cần nhìn nhận công việc là con đường hai chiều. Tất nhiên vẫn cần có cam kết về sự phát triển của công ty.

Mỗi nhân viên đều phải góp sức vào quá trình phát triển đó, tùy vào khả năng và vai trò của họ. Bên cạnh đó, công ty cũng phải cam kết về việc phát triển nhân viên tương tự như họ đã làm với công ty.

Những người lãnh đạo phải thể hiện sự cam kết này bằng những cách đơn giản sau: tìm hiểu những khó khăn nhân viên đang phải đối mặt và cố gắng giúp đỡ họ thay đổi; đồng bộ những nhu cầu của công ty với sự phát triển của từng cá nhân dựa trên mục tiêu, giá trị và thế mạnh của nhân viên; tạo điều kiện cho nhân viên học hỏi bằng cách đưa họ đến những buổi rèn luyện kỹ năng, sự kiện doanh nghiệp; ghép đôi mỗi nhân viên với một người hướng dẫn; dành thời gian chỉ dẫn cho nhân viên.

Tiếp theo, khái niệm mới về lòng trung thành của nhân viên không được quyết định bởi sự chiếm hữu. Thay vào đó, nó dựa trên nền tảng công bằng của mối quan hệ hai chiều.

Hơn nữa, nó không bị giới hạn trong việc chỉ mua sức lao động. Caraher đã viết rằng khi một ai đó “không còn tham gia, làm việc hay hạnh phúc” tại nơi làm việc, thì hành động trung thành nhất của họ chính là xin nghỉ”.

Từ góc nhìn này, nhân viên thực sự quan tâm đến hiệu quả làm việc và sự thỏa mãn của họ trong việc tạo ra thành quả. Khi những cảm xúc này giảm đi, một nhân viên trung thành sẽ tin rằng công việc của anh ta đã hoàn thành và đã đến lúc để bước tiếp. Không khác lắm với việc một người quản lý cấp cao quyết định đã đến lúc chuyển công tác vì cô ấy đã làm xong việc cô ấy được thuê làm.

Lòng trung thành này không bị giới hạn ở việc mua sức lao động. Nếu nhân viên có trải nghiệm tích cực khi làm việc ở công ty, họ sẽ vẫn tận tâm với công ty dù đã chuyển công tác. Họ sẽ giới thiệu bạn bè ứng tuyển vào công ty. Họ nói những điều tốt về công ty trên mạng xã hội. Đây chính là lời khen tốt nhất mà công ty có thể có được.

Cuối cùng, hành động mang tính trung thành nhất từ người quản lý chính là thuê lại nhân viên đã từng nghỉ việc. Quay lại quyển sách của Caraher, cô ấy gọi chiến lược này là Định lý Boomerang.

Định lý khá đơn giản: nhân viên đã ra đi và muốn quay lại thường đã tự hình thành những kỹ năng mới từ những trải nghiệm khác nhau. Họ quay lại với những góc nhìn mới và vô cùng có ích cho cả họ lẫn công ty.

Khái niệm về lòng trung thành đã thay đổi. Nó chỉ có thể đạt được bởi những người lãnh đạo tài năng, những người tạo ra môi trường làm việc hiệu quả để phát triển.

Nó chỉ có thể đạt được bởi những nhân viên chủ động vận dụng và nâng cao khả năng của bản thân. Cả hai đều phải làm chủ, tận dụng được những điều kiện được đưa tới cho họ. Cuối cùng, lòng trung thành mới này chỉ đạt được khi có được sự kính trọng và ngưỡng mộ từ cả hai bên.

(Nguồn: Inc.)

Hoàng Anh(Theo DNSG) 

BẢN DESKTOP