Dữ liệu y khoa

Điều trị viêm khớp và viêm khớp dạng thấp mùa lạnh

  • Tác giả : Khánh Thủy
(khoahocdoisong.vn) - Viêm khớp dạng thấp là dạng viêm khớp mạn tính thuộc nhóm bệnh tự miễn, tức là hệ miễn dịch tấn công “nhầm” vào màng bao hoạt dịch, là một bệnh thường gặp nhất trong các bệnh khớp.

Nguy cơ giảm chức năng vận động

Viêm khớp dạng thấp thường gây sưng, nóng, đỏ, đau, đối xứng hai bên ở nhiều khớp, nhất là khớp nhỏ như khớp bàn, ngón tay, cổ tay, mắt cá chân. Bệnh  còn có thể  gây các triệu chứng toàn thân như: Sốt, mệt mỏi, xanh xao, gầy sút, viêm ở thận, tim, gan, phổi dẫn đến tàn phế. Ngay từ những năm đầu tiên bị

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, hầu hết người mắc viêm khớp dạng thấp bị cứng khớp, bàn tay khó nắm và khó đi lại sau 10 năm phát bệnh. Các biến chứng nghiêm trọng hơn như teo cơ, biến dạng khớp, dính khớp, thậm chí tàn phế có nguy cơ xảy ra ở giai đoạn muộn của bệnh.

Những bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cao gấp 4 lần so với người bình thường. Các nghiên cứu cho thấy, có tới 30% bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có biến chứng về tim mạch và 50% số ca bị biến chứng này có thể dẫn tới tử vong. Ngoài ra, tuổi thọ của bệnh nhân viêm khớp dạng thấp thấp hơn và chất lượng sống của họ cũng kém hơn so với người không mắc bệnh.

Viêm khớp dạng thấp thường diễn biến dai dẳng, bệnh nhân điều trị bằng Tây y không khỏi dứt điểm, hay tái phát, nhiều người nản mà không điều trị tiếp dẫn đến biến dạng và dính khớp. Để trị căn bệnh này, khi mắc bệnh, người bệnh phải điều trị tổng hợp và tích cực theo cách kết hợp uống thuốc, chườm nóng hoặc lạnh cùng với kỹ thuật vật lý trị liệu khác nữa. Cũng có thể kết hợp các loại thuốc y học cổ truyền có chứa tiền hormon tự nhiên Pregnenolone, axit amin, muối khoáng...để kháng viêm, tăng cường khả năng nhận diện của tế bào miễn dịch nhằm chữa tận gốc bệnh.

Kho thuốc nam trị bệnh

Lương y Nguyễn Văn Thành- Hội Đông y HN cho biết, bệnh xương khớp do thể hàn, thể nhiệt gây ra nhưng thông thường, thay đổi thời tiết thì xương khớp ảnh hưởng. Đau nhức khớp vào mùa lạnh là do không khí lạnh thâm nhập vào cơ thể qua đường da bởi các lỗ chân lông, làm cho mạch máu tại các vùng da đó co lại, máu đến các khớp xương bị hạn chế hoặc rất ít nên thiếu máu nuôi dưỡng khớp, các màng hoạt dịch và sụn khớp bị kích thích, gây nên đau nhức. ở người cao tuổi, các mạch máu dễ bị lão hóa, không co bóp, chuyển động nhịp nhàng như lúc còn trẻ làm cho lượng máu đến khớp suy giảm. Vì vậy, vào mùa lạnh, người cao tuổi cần ở trong nhà giữ ấm cơ thể để tránh đau nhức xương khớp có thể xảy ra.

Riêng với bệnh viêm khớp dạng thấp là do hệ thống miễn dịch tấn công chính các mô trong cơ thể người bệnh. Hiện tượng này khác với tình trạng viêm khớp thông thường. Viêm khớp dạng thấp gây tổn thương đến lớp lót của khớp khiến cho khớp đau nhức, sưng tấy và có thể dẫn tới xói mòn xương và biến dạng khớp. Viêm khớp dạng thấp không thể chữa khỏi hoàn toàn, người bệnh chỉ có thể điều trị và khắc phục triệu chứng.

Tây y điều trị viêm khớp dạng thấp có nhiều loại thuốc nhưng tác dụng phụ rất lớn. Nhiều người sau thời gian điều trị xuất hiện tình trạng loãng xương, xuất hiện các nốt thấp khớp, Những khối mô cứng này thường hình thành xung quanh các điểm áp lực, chẳng hạn như khuỷu tay. Tuy nhiên, những nốt sần này có thể hình thành bất cứ nơi nào trong cơ thể, bao gồm cả phổi. Có người gặp tình trạng khô mắt và miệng, nhiễm trùng, hội chứng ống cổ tay, bệnh phổi…

Để điều trị viêm khớp dạng thấp lâu dài, sau thời gian điều trị cấp bằng Tây y, người bệnh có thể dựa vào Đông y. Theo lương y Nguyễn Văn Thành, bà con ta ngày xưa hay dùng rễ cây trinh nữ tẩm rượu, sao thơm, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày. Nếu dược liệu nhiều có thể nấu thành cao lỏng, rồi pha rượu để dùng dần. Để tăng tác dụng, lấy rễ cây trinh nữ, cây xoan leo, rễ cây cỏ xước, củ sả rang lên cho vàng, sắc uống hàng ngày.

Một vị thuốc khác là cây tần giao. Trong Đông y, tần giao có vị hơi đắng, tính hơi hàn, chủ trị nóng rét, phong tê thấp, gân xương co quắp, trừ phong giảm đau…Tần giao kết hợp độc hoạt, xuyên khung, bạch chỉ, hải phong đằng, nhũ hương, đào nhân, hoàng bá, uy linh tiên…sắc uống ngày 1 thang, chia 2– 3 lần. Nhiều vùng nông thôn có cây chìa vôi, đây là loại cây có tính mát, vị đắng có tác dụng thanh nhiệt giải độc, thông kinh, tiêu thũng, kháng khuẩn tốt. Tất cả các bộ phận của cây đều được sử dụng để chữa các bệnh về xương khớp. Dùng chìa vôi, cỏ xước, dền gai, lá lốt, cỏ ngươi, tầm gửi phơi khô, sắc nước uống mỗi ngày một thang giúp mạnh gân cốt, giảm đau, điều trị các triệu chứng đau nhức mỏi lưng, khớp rất hiệu quả, bổ trợ điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp.

Hồng Loan

Khánh Thủy

BẢN DESKTOP