Y học và đời sống

Điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bằng Đông y

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một dạng bệnh lý tắc nghẽn thông khí phổi được định tính là sự suy giảm thông khí mạn tính. Nó thường diễn tiến xấu dần theo thời gian. Trong đợt lên cơn cấp tính, nếu bệnh nhân không được điều trị có thể liên quan đến tính mạng.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nguy hiểm

Bệnh nhân Lương Ngọc Mỹ (Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội) nhập viện ngày 18/2/2016 với biểu hiện người mệt mỏi, hồi hộp, đánh trống ngực, đau tức ngực, ho khạc đờm nhiều ngày. Sau khi, ông Mỹ được làm xét nghiệm đờm, siêu âm thì các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân mắc phổi tắc nghẽn mạn tính.

TS.BS Lê Thị Thanh Nhạn, PGĐ Bệnh viện Tuệ Tĩnh cho biết,  trên toàn thế giới, COPD ảnh hưởng đến 329 triệu người, tức là gần 5% dân số. Theo kết quả nghiên cứu được thực hiện trên gần 2.600 người ở Hà Nội năm 2005 là 6,8% số người trên 40 tuổi bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính gây tử vong rất cao, chỉ đứng sau bệnh mạch vành, ung thư và tai biến mạch máu não.

Đối với bệnh nhân Mỹ, tuổi cao, thiên quý suy, tỳ hư nên vận hóa kém, thận hư không nạp được khí, phế khí hư gây ho khạc đờm, khó thở. Cách điều trị của bác sỹ là dùng Đông – Tây y kết hợp. Sau khi bệnh nhân được dùng các thuốc tây ổn định bệnh sẽ được dùng bài thuốc đông y bổ phế, tiêu viêm gồm: Đinh hương, tô tử, can khương, ngọc trúc, mạch môn, phòng phhong, hoàng kỳ, hạnh nhân, bạch giới tử,… sắc uống ngày 1 thang. Sau khi bệnh nhân điều trị 1 tuần bệnh đã đẩy lui.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thường xảy ra ở các đối tượng là nam giới trung tuổi. Những người hút thuốc lá, thuốc lào.Tiếp xúc thường xuyên với khói, bụi nghề nghiệp. Bệnh sẽ làm suy giảm chức năng hô hấp, hạn chế khả năng hoạt động hàng ngày và làm giảm chất lượng cuộc sống bệnh nhân.

Những bệnh nhân này, sau khi được điều trị tích cực và lâu dài sẽ được hướng dẫn tập luyện các môn yoga, thiền, tập luyện hô hấp. Mục tiêu chính của sự tập luyện hô hấp là giảm những triệu chứng, cải thiện chất lượng sống và làm tăng sự tham gia hằng ngày các hoạt động về thể chất và tinh thần.

P.Hằng (ghi)

BẢN DESKTOP