Thời tiết thay đổi thất thường, độ ẩm lớn là môi trường lý tưởng để các loại vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi, phát triển. Với tâm lý “tiếc của”, nhiều người cố gắng loại bỏ nấm mốc khỏi thực phẩm bằng cách rửa sạch, tráng nước sôi, đem phơi nắng hoặc cắt bỏ phần nấm mốc trên thực phẩm rồi tiếp tục sử dụng. Tuy nhiên, thói quen đó có thể gây hại khôn lường cho sức khỏe.
Tiềm ẩn của thực phẩm bị nhiễm nấm mốc
Theo chuyên gia về an toàn thực phẩm, ẩm độ là điều kiện lý tưởng để nấm mốc phát triển. Có nhiều loại nấm mốc, trong đó có loại sinh độc tố và loại không sinh độc tố. Nấm mốc gây ngộ độc có thể gây hại cho gan, gây ngộ độc thần kinh, xuất huyết và thậm chí gây ung thư.
Theo Viện dinh dưỡng quốc gia, hầu hết các loài nấm mốc đã được biết đến có khả năng sản sinh ra độc tố, gây nguy hiểm cho sức khỏe con người. Khoảng 40% số loài nấm mốc biết đến có khả năng sản sinh độc tố.
Ảnh minh họa |
Các độc tố nấm mốc đều rất độc, mức độ độc khác nhau và gây bệnh không giống nhau khi xâm nhập vào cơ thể. Với những loại độc tố ít độc hoặc một liều lượng nhỏ, người bệnh có thể bị nôn mửa, tiêu chảy và choáng váng. Tuy nhiên, các độc tố vi nấm trong cơ thể lâu dần có thể dẫn đến những bệnh nguy hiểm như ung thư gan do aflatoxin, suy thận do ochratoxin và ung thư buồng trứng do fumonisins.
Khi thực phẩm bị mốc, gọt bỏ phần hỏng đi, có thể ăn phần còn lại không?
Trước hết, chúng ta đều hiểu rằng những thực phẩm đã bị mốc hỏng một phần đều không nên ăn các phần bị mốc đó. Chúng ta có thể thấy rằng các phần bị mốc của thực phẩm đã bị ăn mòn và xâm lấn hoàn toàn bởi các sợi nấm mốc, nhưng có một số nấm mốc không thể nhìn thấy bằng mắt thường được, nên khi nhìn vào, có thể bị nhầm rằng thực phẩm đó vẫn còn "tốt".
Nấm mốc tạo ra một lượng lớn cytotoxin sẽ tiếp tục lan rộng trong thực phẩm, ở những phần chưa thối hỏng. Mức độ lây lan chủ yếu liên quan đến mức độ nghiêm trọng của kết cấu thực phẩm và hàm lượng nước.
Một số nấm mốc không thể loại bỏ hoàn toàn ngay cả khi đun nóng ở nhiệt độ cao. Ví dụ như chất garcinia có trong chuối, lê và nho…, cách tốt nhất là vứt bỏ tất cả các thực phẩm bị mốc, dù chỉ là một phần.
Không ăn các loại thực phẩm đã bị nấm mốc, thối hỏng vì nó sẽ gây ngộ độc thực phẩm, nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng. Ảnh minh họa |
Nên làm gì khi thức ăn có nấm mốc?
Bánh mì ổ hoặc bánh mì sandwich mới ra khỏi lò không có nấm mốc hoặc vi khuẩn gây bệnh, tuy nhiên, trong môi trường ẩm, nấm mốc có thể phát triển. Dù có bao bì cẩn thận, hơi nước trong bao có thể ngưng tụ và tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển. Nấm mốc không thể loại bỏ bằng cách nướng lại khi đã bị nhiễm. Nấm mốc bắt đầu từ bề mặt bánh và lan ra trong, không chỉ xuất hiện ở một vị trí nhất định. Các loại bánh thường xốp, dễ tạo điều kiện cho sự phát triển của nấm mốc. Do đó, nếu bánh mì hoặc sandwich bị nhiễm nấm mốc, nên bỏ đi.
Theo Viện dinh dưỡng quốc gia, nếu thức ăn bị biến dạng về hình dạng, màu sắc hoặc mùi vị so với đặc tính ban đầu, hoặc có nghi ngờ về tính an toàn của nó, thì cần phải tiêu hủy.
Ảnh minh họa |
Để ngăn ngừa ngộ độc do ăn phải độc tố nấm, cần áp dụng các biện pháp đề phòng như không mua và sử dụng lương thực và thực phẩm đã bị nấm mốc như đậu phộng, đậu nành, gạo, ngô, bánh ngọt… Nếu có biểu hiện của ngộ độc thức ăn hoặc nghi ngờ bị ngộ độc, cần ngừng sử dụng thức ăn đó và lưu giữ tất cả các dấu hiệu còn lại để kiểm tra và báo cho cơ quan y tế để điều tra và cấp cứu kịp thời cho người bị ngộ độc.
Xử trí cấp cứu đầu tiên là làm cho người bị ngộ độc nôn ra hết chất đã ăn vào, ngăn cản sự hấp thu của ruột với chất độc, phá hủy độc tính và bảo vệ niêm mạc dạ dày.