Dinh dưỡng

"Điểm" những món ăn người bệnh tiểu đường nên tránh khi đói

  • Tác giả : Giang Thu (T/H)
Ăn các loại thực phẩm không phù hợp có thể làm tăng lượng đường trong máu, tăng insulin và thúc đẩy quá trình viêm, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Người bệnh tiểu đường cần một chế độ ăn uống lành mạnh giúp kiểm soát đường huyết, ổn định huyết áp, mức cholesterol trong máu. Mục tiêu mà người bệnh tiểu đường hướng đến là kiểm soát cân nặng và giảm nguy cơ biến chứng của bệnh tiểu đường gồm các vấn đề tim mạch, đột quỵ hay bệnh ung thư.

Trưởng Bộ phận chăm sóc lâm sàng về bệnh tiểu đường của Anh, chuyên gia dinh dưỡng Douglas Twenefour cho biết: "Việc lựa chọn thực phẩm lành mạnh là rất quan trọng để kiểm soát bệnh tiểu đường và giảm nguy cơ biến chứng bệnh tiểu đường."

Dưới đây là một số món ăn người bệnh tiểu đường nên tránh khi đói bụng:

Hoa quả sấy khô

Trái cây là món ăn lành mạnh, cung cấp nhiều khoáng chất, vitamin cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên trái cây sấy khô thường không chứa nước, hàm lượng đường cô đặc cao và carbohydrate nhiều gấp bốn lần so trái cây tự nhiên. Ăn trái cây sấy khô khi đói dễ làm tăng lượng đường trong máu.

Khoai tây chiên

Khoai tây có chỉ số đường huyết cao, là món mà người tiểu đường nên hạn chế. Khoai tây chiên chứa chất béo xấu, nhiều calo, giàu carbohydrate. Thực phẩm chiên rán còn tạo ra nhiều hợp chất độc, thúc đẩy quá trình viêm nhiễm, tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính.

Đồ uống có đường

Nguyên nhân là do chúng có lượng carbs rất cao, với một lon soda (354 ml) cung cấp 38 gram. Cùng một lượng trà đá ngọt và nước chanh mỗi loại chứa 36 gram carbs.

Ngoài ra, hàm lượng fructose cao có trong thành phần của chúng có liên quan đến tình trạng kháng insulin và tăng nguy cơ béo phì, gan nhiễm mỡ và các bệnh khác.

Hơn nữa, nồng độ fructose cao trong đồ uống có đường có thể gây ra những xáo trộn trong quá trình trao đổi chất làm tăng lượng mỡ bụng, mức cholesterol và chất béo trung tính có hại. Để giúp kiểm soát lượng đường trong máu và ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh, hãy tiêu thụ nước, soda hoặc trà đá không đường thay vì đồ uống có đường.

Thịt chế biến sẵn

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Thịt chế biến sẵn như xúc xúc, lạp xưởng, bò khô, thịt nguội trải qua nhiều công đoạn xử lý, có hàm lượng muối và chất bảo quản lớn. Chúng có thể làm tăng đường huyết, tác động đến huyết áp, tăng nguy cơ ung thư. Hạn chế các món ăn này kể cả lúc bình thường lẫn lúc đói tốt hơn cho người bệnh.

Thực phẩm ăn nhẹ đóng gói

Bánh quy giòn và các thực phẩm đóng gói khác không phải là lựa chọn tốt trong các thực phẩm ăn nhẹ. Chúng thường được làm bằng bột tinh chế và cung cấp ít chất dinh dưỡng, chúng có thể có thể nhanh chóng làm tăng lượng đường trong máu.

Trên thực tế, các loại thực phẩm này có thể chứa nhiều carbs hơn so với ghi trên nhãn dinh dưỡng của chúng. Một nghiên cứu cho thấy rằng thực phẩm ăn nhẹ cung cấp trung bình nhiều hơn 7,7% carbs so với chỉ số trên nhãn hàng. Nếu cảm thấy đói giữa các bữa ăn, tốt hơn là nên ăn các loại hạt hoặc một vài loại rau ít carb với một ounce phô mai.

Nước ép trái cây

Mặc dù nước ép trái cây thường được coi là một loại đồ uống tốt cho sức khỏe, nhưng tác dụng của nó đối với lượng đường trong máu thực sự tương tự như nước soda và các loại đồ uống có đường khác. Điều này đúng cho các loại nước trái cây 100% không đường, cũng như các loại có chứa đường. Trong một số trường hợp, nước ép trái cây thậm chí còn có lượng đường và carbs cao hơn soda.

Giống như đồ uống có đường, nước ép trái cây được nạp fructose, loại đường có tác dụng kháng insulin, béo phì và bệnh tim. Một cách khác tốt hơn là thưởng thức một ly nước chanh, cung cấp ít hơn 1 gram carbs và hầu như không chứa calo.

Ngũ cốc tinh chế

Mặc dù ngũ cốc được khuyến khích trong chế độ ăn uống lành mạnh, song loại tinh chế đã trải qua nhiều công đoạn chế biến, có hàm lượng cao carbohydrate. Ngũ cốc này thường ít protein nên không giúp no lâu. Lúc đói, người tiểu đường nên chọn thực phẩm cung cấp nhiều chất xơ, protein để dễ dàng kiểm soát đường huyết.

Giang Thu (T/H)

BẢN DESKTOP