Y học và đời sống

Dị vật đường tiêu hóa

  • Tác giả : Khánh Thủy (ghi)
(khoahocdoisong.vn) - Nguy cơ mắc dị vật có thể gặp bất kỳ đối tượng nào, không phân biệt tuổi tác và giới. Người cao tuổi răng yếu, dùng răng giả, người có thói quen ăn uống không cẩn thận (ăn nhanh, nuốt vội…), có tiền sử phẫu thuật dạ dày - tá tràng (cắt dạ dày - tá tràng, nối vị tràng…), người có bệnh lý ở dạ dày - tá tràng như hẹp môn vị làm ứ đọng thức ăn hoặc người có bệnh viêm tụy mạn khi ăn uống phải hết sức cẩn thận.

Hỏi: Tôi răng yếu nên nhiều khi nhai thức ăn nhệu nhạo rồi nuốt. Có những lần ăn cá, tôm tôi đã nuốt cả xương, cả râu, phải cho nhiều cơm và rau vào nuốt cùng lúc thì cái xương mới trôi xuống. Xin bác sĩ cho biết, nếu cái xương đã xuống dạ dày rồi, có lúc nào nó nằm tại đó và gây bệnh không?

Nguyễn Thị Hòe (Hải Dương)

ThS.BS Trần Tuấn Anh.
ThS.BS Trần Tuấn Anh.

ThS.BS Trần Tuấn Anh, Bệnh viện Đa khoa Medlatec: Người cao tuổi răng yếu, dùng răng giả, người có thói quen ăn uống không cẩn thận (ăn nhanh, nuốt vội…), có tiền sử phẫu thuật dạ dày - tá tràng (cắt dạ dày - tá tràng, nối vị tràng…), người có bệnh lý ở dạ dày - tá tràng như hẹp môn vị làm ứ đọng thức ăn hoặc người có bệnh viêm tụy mạn khi ăn uống phải hết sức cẩn thận. Dị vật đường tiêu hóa rất đa dạng, có thể mẩu xương gà, xương cá, tăm… Mắc dị vật đường tiêu hóa gây hậu quả khó lường đối với bệnh nhân. Nếu mắc phải dị vật sắc nhọn trong thời gian dài mà không được phát hiện có thể gây tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa, gây ra xuất huyết tiêu hóa, dị vật này có thể đâm thủng ống tiêu hóa gây ápxe trong thành ống tiêu hóa hoặc viêm phúc mạc. Nguy hiểm nhất là dị vật ở thực quản có thể đâm vào động mạch chủ gây tử vong tức thì. Người cao tuổi nên ăn chậm, nhằn kỹ thức ăn, nếu răng yếu, mắt kém có thể xay nhỏ thực phẩm để tránh hóc hay tổn thương đường tiêu hóa.

Khánh Thủy (ghi)

BẢN DESKTOP