Dữ liệu y khoa

Dấu hiệu và thời điểm xét nghiệm đái tháo đường thai kỳ

  • Tác giả : ThS.BS CKII Diêm Thị Thanh Thủy, Trưởng khoa khám Sản tự nguyện,
Dấu hiệu đái tháo đường thai kỳ thường không rõ ràng, đến khi thấy dấu hiệu thì bệnh đã nặng, dấu hiệu hay gặp nhất là mất tim thai, dư ối,...

Hỏi: Em mới có thai, tăng cân nhiều nên sợ đái tháo đường thai kỳ. Xin hỏi, dấu hiệu đái tháo đường thai kỳ là gì? Thai bao nhiêu tuần thì có thể làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ?

Nguyễn Thị Phương (Hà Nội)

dai-thao-duong-thai-ky-1.png
Dấu hiệu và thời điểm xét nghiệm đái tháo đường thai kỳ

ThS.BS CKII Diêm Thị Thanh Thủy, Trưởng khoa khám Sản tự nguyện, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội: Đái tháo đường là tình trạng tăng đường huyết quá ngưỡng cho phép, có thể gặp ở tất cả mọi người. Tuy nhiên, đối tượng phụ nữ có thai hay gặp hơn, gọi là đái tháo đường thai kỳ.

Đái tháo đường thai kỳ có 2 loại: Một là người đã bị đái tháo đường rồi có thai thì gọi là đái tháo đường mang thai; Hai là người bắt đầu có thai mới bị đái tháo đường.

Dấu hiệu đái tháo đường thai kỳ thường không rõ ràng, đến khi thấy dấu hiệu thì bệnh đã nặng, dấu hiệu hay gặp nhất là mất tim thai, dư ối,...

Thai phụ làm xét nghiệm phát hiện đái tháo đường thai kỳ ở tuần 24-28. Một số trường hợp thai phụ có nguy cơ cao hoặc có các dấu hiệu trên thì bác sĩ sẽ chỉ định làm xét nghiệm sớm hơn, khoảng 12-16 tuần. Nếu kết quả tuần 12-16 chỉ ra không bị đái tháo đường thai kỳ, thai phụ sẽ làm lại lần nữa ở tuần 24-28; nếu kết quả 12-16 tuần chỉ ra bị đái tháo đường thai kỳ, thai phụ sẽ được điều trị.

Bệnh viện Phụ sản Hà Nội thực hiện nghiệm pháp dung nạp đường huyết, trước khi uống 1 lượng đường thì thai phụ sẽ xét nghiệm máu lần 1, nếu kết quả bình thường thai phụ mới uống 1 lượng đường nhất định sau đó xét nghiệm máu tiếp; nếu kết quả bất thường thì thai phụ không uống đường nữa, kết luận đái tháo đường thai kỳ.

ThS.BS CKII Diêm Thị Thanh Thủy, Trưởng khoa khám Sản tự nguyện,

BẢN DESKTOP