Dữ liệu y khoa

Dấu hiệu hẹp bao quy đầu và cách xử lý

  • Tác giả : Khánh Thủy
Hẹp bao quy đầu dù chỉ là một bất thường nhỏ về cấu tạo giải phẫu nhưng lại có thể gây nên nhiều phiền toái.

Hẹp bao quy đầu là tình trạng bất thường tại bao quy đầu, hay gặp ở những người bao da quy đầu không thể tuột hoàn toàn khỏi quy đầu được, mà cần có tác động bên ngoài như dùng tay hoặc các tác động khác.

bao-quy-dau-1.jpg

ThS.BS Phan Chí Thành, khoa Khám bệnh, Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết, đa số bé trai mới sinh (96%) đều hẹp bao quy đầu sinh lý. Đến ba tuổi, tỷ lệ này giảm dần xuống còn 10% và còn 1% lúc 14 tuổi. Nếu trên 5 tuổi mà bao quy đầu vẫn không thể tự tuột xuống được thì trẻ đã bị hẹp bao quy đầu bệnh lý, cần phải được thăm khám sớm tại cơ sở y tế chuyên khoa để có cách khắc phục tốt nhất.

Hẹp bao quy đầu khiến nước tiểu đọng lại. Trong nước tiểu có chứa nhiều thành phần tạp chất, chất thải nên có thể gây viêm toàn bộ vùng bao quy đầu, tạo điều kiện cho các vi khuẩn, virus phát triển, làm tăng nguy cơ ung thư dương vật...

Để phát hiện sớm trẻ hẹp bao quy đầu cha mẹ cần để ý một số dấu hiệu như, trẻ khó tiểu, phải rặn làm phồng bao quy đầu, tia tiểu bắn xa. Trẻ tiểu ra nước rất đục và hôi, nhiều trường hợp nhìn thấy kén bã màu trắng đục ở vùng quy đầu hoặc vòng xơ của bao quy đầu ngay lỗ tiểu.

Đối với nam giới, bao quy đầu vẫn có thể lột xuống nhưng khi dương vật cương cứng lại không thể lột lên được, khi đó cần đi nong hoặc cắt để tránh thiếu máu.

Khuyến cáo của bác sĩ, cắt bao quy đầu không phải là chỉ định thường quy, không nên lạm dụng. Khi cắt bao quy đầu cần lựa chọn các cơ sở y tế uy tín để thực hiện. Đối với trẻ em, sau khi nong bao quy đầu cần chăm sóc trẻ cẩn thận, tránh gây mô xơ hóa bao quy đầu.

Khánh Thủy

BẢN DESKTOP