Y học và đời sống

Dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết

  • Tác giả : Khánh Thủy (ghi)
(khoahocdoisong.vn) - Nguyên tắc điều trị khi bệnh nhân khi chưa đến bệnh viện là bổ sung dịch sớm, đủ bằng đường uống, uống đủ và đúng: oresol; cháo/súp; hoặc nước cháo loãng với muối; nước trái cây (nước dừa, cam, chanh…). Nếu sốt cao ≥ 38,5 độ C, cho thuốc hạ nhiệt, nới lỏng quần áo, lau mát bằng nước ấm. Paracetamol đơn chất, liều dùng từ 10 - 15mg/kg cân nặng/lần, cách nhau mỗi 4 - 6 giờ.

Hỏi: Đang có dịch sốt xuất huyết, tôi nuôi con nhỏ nên rất lo lắng. Xin bác sĩ cho biết các dấu hiệu của bệnh và cách điều trị tại nhà trước khi đưa đến bệnh viện?

Hoàng Hà (Mễ Trì, Hà Nội)

TS.BS Bùi Trí Cường.

TS.BS Bùi Trí Cường.

TS.BS Bùi Trí Cường, Khoa Bệnh lây đường tiêu hóa, Viện Lâm sàng các bệnh truyền nhiễm, Bệnh viện T.Ư Quân đội 108: Người mắc bệnh sốt xuất huyết thường có các biểu hiện lâm sàng như sốt cao đột ngột, liên tục từ 2 - 7 ngày và có ít nhất 2 trong các dấu hiệu sau thì nghi mắc sốt xuất huyết:

- Nhức đầu, chán ăn, buồn nôn.

- Đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt.

- Chấm xuất huyết ở dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam.

Nguyên tắc điều trị khi chưa đến bệnh viện là bổ sung dịch sớm, đủ bằng đường uống, uống đủ và đúng: oresol; cháo/súp; hoặc nước cháo loãng với muối; nước trái cây (nước dừa, cam, chanh…). Nếu sốt cao ≥ 38,5 độ C, cho thuốc hạ nhiệt, nới lỏng quần áo, lau mát bằng nước ấm. Sử dụng paracetamol đơn chất, liều dùng từ 10 - 15mg/kg cân nặng/lần, cách nhau mỗi 4 - 6 giờ. Tổng liều paracetamol không quá 60mg/kg cân nặng/24h.

Lưu ý, không dùng nhóm thuốc salicylate (aspirin) và analgin, ibuprofen để điều trị vì có thể gây xuất huyết, toan máu. Cần nhớ rằng, mọi bệnh nhân đều cần đến các cơ sở y tế gần nhất (nếu có thể) để xác định chẩn đoán và hướng dẫn điều trị ngoại trú.

Khánh Thủy (ghi)

BẢN DESKTOP