Dấu hiệu cơ thể thiếu vitamin C
Vitamin C rất cần thiết cho cơ thể để thải độc, tăng cường miễn dịch, chống lão hóa, làm đẹp da.... Khi thiếu vitamin C nhiều bộ phận của cơ thể sẽ có dấu hiệu cảnh báo.
Vitamin C rất cần thiết trong cơ thể. Nó là đồng yếu tố của các men thúc đẩy các phản ứng sinh hóa trong cơ thể. Thiếu vitamin C làm ảnh hưởng đến quá trình tạo sợi collagen làm cho não bị co hoặc biến dạng, đặc biệt trong các mao mạch, mô liên kết, mô xương.
Vitamin C là có tác dụng trung hòa các gốc tự do, ngăn ngừa sự ôxy hóa vitamin A, vitamin E và các acid béo không no. Nó cũng có tác dụng giúp tế bào gan giải độc các chất độc hại và tăng cường miễn dịch cho cơ thể…
Khi cơ thể thiếu vitamin C, bạn có thể trải qua một số dấu hiệu và triệu chứng sau đây:
Cảm giác mệt mỏi, suy nhược: Vitamin C là một chất chống oxy hóa quan trọng, giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương. Khi thiếu vitamin C, các tế bào sẽ bị tổn thương và không hoạt động tốt, gây ra cảm giác mệt mỏi và suy nhược.
Hồi hộp, căng thẳng: Vitamin C là một chất điều hòa thần kinh, giúp cơ thể ổn định trạng thái tâm trí. Thiếu vitamin C có thể dẫn đến cảm giác hồi hộp, căng thẳng và khó chịu.
Chảy máu chân răng: Thiếu vitamin C có thể gây ra chảy máu chân răng, do sự yếu kém của các mô liên kết trong răng và lợi.
Da khô và xỉn màu: Vitamin C cũng là một chất có lợi cho da, giúp duy trì độ ẩm và độ đàn hồi của da. Thiếu vitamin C có thể dẫn đến da khô và xỉn màu.
Khó chữa lành vết thương: Vitamin C cũng là một yếu tố quan trọng trong quá trình tái tạo tế bào và làm lành vết thương. Thiếu vitamin C có thể dẫn đến thời gian lành vết thương kéo dài.
Đau khớp và đau cơ: Thiếu vitamin C có thể làm giảm sự sản xuất collagen, một protein cần thiết cho sự phát triển và bảo vệ khớp và cơ. Khi thiếu vitamin C, các khớp và cơ có thể bị đau và yếu.
Giảm khả năng miễn dịch: Vitamin C cũng là một chất chống oxy hóa quan trọng giúp tăng cường hệ miễn dịch. Thiếu vitamin C có thể làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể và dễ bị nhiễm trùng.
Thực phẩm giàu vitamin C - Ảnh minh họa |
Làm thế nào để sử dụng vitamin C hiệu quả
Có thể sử dụng vitamin C thường xuyên để đạt được lợi ích cao nhất từ nó
Uống vitamin này bằng miệng có hoặc không dùng chung với thức ăn, thường là 1 - 2 lần mỗi ngày. Thực hiện theo tất cả các hướng dẫn trên gói sản phẩm, hoặc thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên chúng ta nên lựa chọn nguồn thực phẩm này thay vì dùng thực phẩm bổ sung vitamin C. Thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên không chỉ cung cấp vitamin C mà còn có thể cung cấp nhiều loại vitamin và khoáng chất quan trọng khác, đặc biệt còn phòng nguy cơ tác dụng phụ bất lợi có thể xảy ra khi bổ sung quá nhiều vitamin C (như tăng nguy cơ sỏi thận).
Có rất ít loại vitamin có nhiều lợi ích như vitamin C, vừa là chất dinh dưỡng thiết yếu, vừa là chất chống oxy hóa mạnh giúp tăng cường miễn dịch cho cơ thể.
Mặc dù vitamin C được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm nhưng thực phẩm có hàm lượng vitamin C cao nhất chủ yếu là trái cây và rau quả như: ổi, nho đen, ớt đỏ, ớt chuông xanh, Quả kiwi, Cải xoăn, Chanh, Cam, Bưởi, Dâu tây, Đu đủ, Dứa, Quả sầu riêng, Bông cải xanh, Đậu Hà Lan...
Những lưu ý khi bổ sung vitamin C
Thừa vitamin C
- Vitamin C ít gây tích lũy trong cơ thể. Tuy nhiên, khi sử dụng liều cao trong thời gian dài, vitamin C sẽ tạo sỏi oxalate hoặc sỏi thận.
- Thừa vitamin C cũng có thể gây tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa và giảm độ bền ở hồng cầu.
- Thai phụ khi dùng liều cao kéo dài, sẽ gây tăng nhu cầu vitamin C bất thường ở thai nhi, dẫn đến việc trẻ sơ sinh mắc bệnh scorbut sớm.
- Rối loạn tiêu hóa là dấu hiệu của việc thừa vitamin C.
Tác dụng phụ của vitamin
Việc chăm sóc da bằng các loại serum Vitamin C tốt nhất hiện nay hoặc bổ sung vitamin C đúng liều lượng sẽ có những tác dụng rất tốt. Tuy nhiên nếu bạn bổ sung vitamin C quá liều thì sẽ có thể gây ra các tác dụng phụ sau:
- Nôn, buồn nôn, tiêu chảy.
- Xuất hiện chứng ợ nóng.
- Viêm thực quản.
- Tắc ruột làm tắc nghẽn quá trình thức ăn đi qua ruột già và ruột non.
- Co thắt dạ dày.
- Mệt mỏi, đau đầu.
- Buồn ngủ hoặc mất ngủ.
- Mẩn đỏ da.
BS Nguyễn Xuân Tuấn
(Giảng viên trường Đại học Y dược, Đại học Quốc gia Hà Nội)