Dinh dưỡng

Dấu hiệu cơ thể đang "kêu cứu" khi thiếu canxi trầm trọng

  • Tác giả : BS Nguyễn Văn Thái
Hãy dành 1 phút lắng nghe cơ thể mình, nhất là chị em tuyến giáp cần nhận biết dấu hiệu cơ thể đang "kêu cứu"" khi thiếu canxi trầm trọng để bổ sung kịp thời.

Dấu hiệu nhận biết cơ thể thiếu canxi

Chóng mặt, tê mỏi: Ngồi lâu một chỗ cảm thấy tay chân bị tê, mỏi lưng, đứng dậy thì bị hoa mắt chóng mặt cảm giác này chỉ diễn ra trong vài chục giây rồi lại trở lại trạng thái bình thường.

Thường xuyên bị chuột rút: Chuột rút là một trong những triệu chứng ban đầu của thiếu canxi. Tình trạng đau cơ bắp, đặc biệt là ở đùi, cánh tay, nách… trong khi di chuyển hay khi đi bộ cũng có thể là một dấu hiệu của sự thiếu hụt canxi.

Móng tay yếu và dễ gãy: Móng tay cũng cần có đủ lượng canxi để mọc khỏe và không bị giòn. Móng tay yếu và dễ gãy cũng là biểu hiện của sự thiếu canxi trong cơ thể.

Tê bì tay chân do thiếu canxi - ảnh minh họa

Tê bì tay chân do thiếu canxi - ảnh minh họa

Bệnh loãng xương: Mất xương, loãng xương là biểu hiện đáng chú ý nhất trong danh sách các triệu chứng của thiếu hụt canxi. Mất xương thường xảy ra ở phụ nữ mãn kinh hoặc sau mãn kinh có nồng độ estrogen giảm, làm giảm sự hấp thu canxi. Bởi vì khi cơ thể nếu thiếu canxi thì sẽ rút canxi từ xương để phục vụ nhu cầu của tim và các cơ quan khác.

Thiếu xương (giai đoạn bắt đầu của loãng xương) và loãng xương cần phải được theo dõi và đánh giá thường xuyên, bằng cách đo mật độ xương và kiểm tra nồng độ canxi trong máu định

Mất ngủ: Đây cũng là một dấu hiệu quan trọng của sự thiếu hụt canxi. Trong nhiều trường hợp, người không có đủ canxi trong chế độ ăn uống sẽ bị mất ngủ. Trong một số trường hợp, người thiếu canxi vẫn ngủ nhưng giấc ngủ không đủ sâu, thức dậy vẫn thấy mệt mỏi.

Riêng với trẻ em sẽ có một số biểu hiện điển hình khác như:

Với trẻ nhỏ sẽ thường hay bị giật mình, quấy khóc khi ngủ, chậm phát triển kỹ năng vận động (chậm biết bò, đứng, đi…). Nếu tình trạng thiếu canxi kéo dài, trẻ có thể bị chân vòng kiềng, vẹo cột sống

Với trẻ em lớn đang phát triển, dấu hiệu rõ rệt nhất là trẻ thường kêu đau nhức xương khi vận động và giảm đau khi nghỉ ngơi hoặc được xoa bóp.

Răng trở nên vàng hơn, chậm mọc răng: Răng và xương bị tác động lớn khi bạn thiếu canxi. Do vậy, khi nhận thấy dấu hiệu này bạn cần rà soát lượng canxi trong chế độ ăn và kiểm tra mật độ khoáng trong xương, vì đây là một trong những dấu hiệu của tình trạng thiếu canxi.

Bổ sung thực phẩm giàu canxi tốt cho sức khỏe - Ảnh minh họa

Bổ sung thực phẩm giàu canxi tốt cho sức khỏe - Ảnh minh họa

Muốn hết tê bì tay chân, chuột rút cần thực hiện

Không giống việc bổ sung canxi cho trẻ em, nhu cầu canxi ở người trưởng thành hoặc người lớn tuổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như tình trạng sức khỏe, lối sống, công việc, chế độ dinh dưỡng thường ngày,...

Tuy nhiên, ở mức độ cơ bản, việc bổ sung canxi cho người lớn phải đảm bảo được hàm lượng tối thiểu. Theo khuyến nghị của Viện Y khoa thuộc Học viện Quốc gia Hoa Kỳ, nhu cầu canxi ở người lớn là

Người từ 51-70 tuổi: 1000mg/ngày đối với nam giới và 1200mg/ngày ở nữ giới

Người từ 71 tuổi trở lên: 1200mg/ngày ở cả nam và nữ

Đặc biệt, 2 đối tượng cần chú ý đảm bảo lượng canxi là người lớn tuổi và phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh vì lúc này quá trình tiêu hao xương diễn ra với tốc độ nhanh hơn rất nhiều. Vì vậy, nếu không đảm bảo lượng canxi bổ sung một cách phù hợp, nguy cơ loãng xương và gãy xương sẽ rất cao.

Cách bổ sung canxi dễ dàng, đơn giản và hiệu quả là qua chế độ ăn uống. Một chế độ dinh dưỡng cân đối với các nhóm thực phẩm giàu canxi sẽ giúp bạn phòng ngừa nguy cơ thiếu hụt canxi. Những thực phẩm cần đưa vào thực đơn hàng ngày giúp cung cấp lượng canxi phù hợp là

Các loại cá biển, đặc biệt là cá xương mềm, người sử dụng có thể dễ dàng ăn luôn xương để bổ sung canxi như cá mòi, cá đóng hộp...

Sữa và các sản phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai. Nên ưu tiên sử dụng các sản phẩm sữa ít béo.

Các loại rau màu xanh lá đậm như bông cải xanh, cải xoăn, cải bó xôi, rau chân vịt.

Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành như đậu phụ, sữa đậu nành.

Các loại trái cây như cam, quýt, chuối, ... hoặc nước ép trái cây.

BS Nguyễn Văn Thái (Viện Y học phóng xạ và ung bướu quân đội)

BS Nguyễn Văn Thái

BẢN DESKTOP