Dữ liệu y khoa

Dấu hiệu bệnh lý bàn chân ở người đái tháo đường

  • Tác giả : PGS.TS Tạ Văn Bình
(khoahocdoisong.vn) - Phân biệt và nhận viết sớm dấu hiệu bệnh lý mạch máu ngoại vi trong bệnh lý bàn chân ở người đái tháo đường để tránh các biến chứng nguy hiểm.

Một thông báo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy có tới 15% số ngưòi mắc bệnh đái tháo đường có liên quan đến bệnh lý bàn chân, 20% có người đái tháo đường phải nhập viện do nguyên nhân bị loét chân. Nếu theo dõi trên phạm vi toàn cầu thì cứ 30 giây lại có một người mắc bệnh đái tháo đưòng có biến chứng bàn chân buộc phải cắt cụt chi. Tuy nhiên, nếu người mắc bệnh đái tháo đường có tổn thương bàn chân được chăm sóc và điều trị đúng có thể tránh được cắt cụt chi từ 49 - 85%.

Đa số tổn thương bàn chân đều có liên quan đến bệnh lý dây thần kinh ngoại vi. Bệnh lý thần kinh do đái tháo đường đã gây mất cảm giác nhận biết, do đó người bệnh đã không phát hiện được dị vật thâm nhập và gây tổn thương ở chi dưới. Thông thường sau 20 năm mắc bệnh đái tháo đường có 42% người bệnh có tổn thương thần kinh làm mất/hoặc rối loạn cảm giác chi dưới.

Nghiên cứu về biến chứng bàn chân đái tháo đường của Bệnh viện Nội tiết T.Ư cho thấy, thường người đái tháo đường Việt Nam có biến chứng bàn chân vào viện ở giai đoạn muộn. Điều này dẫn đến những hậu quả nặng nề, ngoài việc chi phí điều trị cao, thì thời gian năm viện cũng dài hơn. 

Trong chiến lược phòng chống các biến chứng, nhất là biến chứng nặng buộc phải cắt cụt, gây tàn phế, việc phát hiện sớm, điều trị sớm và tích cực các tổn thương bàn chân rất quan trọng.

Triệu chứng bệnh lý bàn chân: Đau cách hồi; Lạnh chi; Đau về ban đêm; Mất mạch; Xanh tái (nhợt đi) khi giơ chân lên cao; Đỏ da bóng nhẫy; Teo mỡ dưới da; Mất lông bàn chân và ngón chân; Móng dày lên, thường có nhiễm nấm móng; Hoại tử; Chậm đổ đầy máu tĩnh mạch sau khi giơ chân lên cao.

Chứng đau cách hồi: Triệu chứng đau cách hồi thường gặp nhất trong bệnh lý bàn chân ở người đái tháo đường. Biểu hiện bằng cơn đau âm ỉ hoặc đau co cứng lại - như bị chuột rút. Đa phần xảy ra ở bắp chân, đau chỉ xảy ra khi đi bộ, hết đau khi ngừng đi bộ. Cần phải chẩn đoán phân biệt đau cách hồi với các đau khác tương tự. Trong trường hợp này đau có thể tăng lên khi đi bộ như đau cơ, đau đo viêm khớp, đau do tổn thương rễ thần kinh, viêm tĩnh mạch do huyết khối gây thiếu máu, đau do phù niêm... Đau cách hồi trong đái tháo đường không đi khập khiễng.

Điều đáng lưu ý là người mắc bệnh đái tháo đường có PAD (còn ống động mạch) nhiều khi không có triệu chứng đau cách hồi vì bệnh lý của thần kinh ngoại vi đã làm mất cảm giác này. Cần phải phân biệt với giả đau cách hồi vì cùng giảm đi khi nghỉ ngơi. Các giả đau cách hồi thường ở cẳng chân, còn đau cách hồi là ở bắp chân. Các triệu chứng của đau cách hồi phụ thuộc vào tình trạng thiếu máu ở cơ.

Về điều trị, tốt nhất vẫn là luyện tập như đi bộ. Người bệnh cần phối hợp với bác sĩ vạch ra kế hoạch luyện tập cho phù hợp. Điều trị ngoại khoa chỉ nên đặt ra khi các can thiệp bằng luyện tập và điều trị nội khoa không kết quả. Triệu chứng gợi ý có giá trị cho điều trị ngoại là người bệnh có đau liên tục cả khi nghỉ ngơi, đau cả ban đêm... Cũng lưu ý là triệu chứng này ở người bệnh đái tháo đường có thể không có do thần kinh ngoại biên bị tổn thương nặng.

Thiểu năng mạch máu và bệnh lý thần kinh do bệnh đái tháo đường thường là nguyên nhân gây đau đớn, gây cảm giác nặng nề ở cẳng chân; đau do tổn thương mạch máu ở người đái tháo đường sẽ giảm khi ngồi xuống và đung đưa chân, đau sẽ tăng lên dữ dội nếu tiếp tục đi bộ. Nếu tổn thương gây tắc ở vùng khoeo, có thể có sự khác biệt về nhiệt độ ỏ hai vùng xương bánh chè. Da ở xung quanh khớp gối ở bên thiếu máu thường là ấm hơn do tăng cường dòng máu đến của tuần hoàn bàng hệ. Lạnh chân là một triệu chứng của thiểu năng tuần hoàn ngoại vi của chi dưới. Triệu chứng chậm làm đầy tĩnh mạch và bàn chân trở lên xanh nhợt hơn khi đưa chân lên cao 45°, triệu chứng này phản ánh trung thành tình trạng thiếu máu. Khi thực hành lâm sàng người ta có thể cho ngưòi bệnh ngồi để tiến hành thăm khám, thời gian đổ đầy mao mạch được tính như sau: Bình thường: 10 - 15 giây; Thiếu máu trung bình: 15 - 25 giây; Thiếu máu nặng: 25 - 40 giây; Thiếu máu rất nặng: > 40 giây; Da vùng thiếu máu thường có sự thay đổi: lạnh, teo và bóng, vùng da này thường bị mất hết lông ỏ bàn chân và ngón chân, móng bị dày lên và có nấm móng.

PGS.TS Tạ Văn Bình (nguyên Giám đốc Bệnh viện Nội tiết T.Ư)

PGS.TS Tạ Văn Bình

BẢN DESKTOP