Dữ liệu y khoa

Đặt stent thông tắc ruột do ung thư đại tràng

  • Tác giả : An Quý
(khoahocdoisong.vn) - Khoa Nội Tiêu hóa, Bệnh viện Quân y 175 (Bộ Quốc phòng), đã đặt stent kim loại tự bung (semes) thành công giải quyết tắc ruột cho bệnh nhân N.T.Đ. (83 tuổi) bị ung thư đại tràng sigma đã phẫu thuật tháng 3/2020 di căn gan.

Một tháng nay, bệnh nhân bị rối loạn đại tiện, thường xuyên có cảm giác mót rặn kèm đau quặn vùng hạ vị. Bệnh nhân đi đại tiện nhiều lần không ra phân hoặc ít nhầy máu, còn cảm giác muốn đại tiện sau đi cầu hơn 20 lần trên 24 giờ. Bụng trướng tăng dần, chỉ uống sữa không muốn ăn, mệt mỏi, sút cân, suy kiệt.

Kết hợp chẩn đoán hình ảnh X-quang và chụp cắt lớp vi tính ổ bụng có thuốc, nội soi trực đại tràng, các bác sĩ Khoa Nội Tiêu hóa chẩn đoán bệnh nhân bị bán tắc ruột do ung thư đại tràng tái phát tại miệng nối gây chít hẹp gần hoàn toàn và có hình ảnh di căn gan đa ổ.

Các bác sĩ Khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện Quân y 175, đã lựa chọn phương pháp điều trị đặt stent kim loại tự bung qua vị trí u sùi giúp lưu thông đường tiêu hóa cho bệnh nhân ung thư đại tràng.

Các bác sĩ Khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện Quân y 175, đã lựa chọn phương pháp điều trị đặt stent kim loại tự bung qua vị trí u sùi giúp lưu thông đường tiêu hóa cho bệnh nhân ung thư đại tràng.

Thông thường, với những trường hợp này, các bác sĩ sẽ tiến hành mở thông đại tràng phía trên u làm hậu môn nhân tạo. Tuy nhiên, qua hội chẩn cùng chuyên khoa Ngoại bụng, nhóm êkip bác sĩ Khoa Nội tiêu hóa do Đại tá, TS.BS Trần Hà Hiếu đứng đầu đã lựa chọn phương pháp điều trị đặt stent kim loại tự bung (semes) qua vị trí u sùi giúp lưu thông đường tiêu hóa.

Trong quá trình can thiệp, các bác sĩ đã xác định chẩn đoán: U sùi đại tràng sigma kích thước # 7 - 8cm phía trên miệng nối gây hẹp lòng gần hoàn toàn đoạn đại tràng sigma, phía trên đoạn hẹp lòng đại tràng giãn nhẹ kèm nhiều phân.

Sau can thiệp, bệnh nhân giảm dần triệu chứng trướng bụng, đại tiện phân khuôn, bớt cảm giác mót rặn và đau quặn khi đại tiện. Một tuần sau phẫu thuật bệnh nhân xuất viện ổn định.

Đại tá, TS.BS Trần Hà Hiếu cho biết, với những bệnh nhân ung thư đại trực tràng có tắc ruột, đặt stent cũng là một giải pháp thay thế để giải áp và tránh các cuộc phẫu thuật cấp cứu, giảm thiểu nguy cơ tử vong và biến chứng. Ngoài ra, đặt stent cũng là phương pháp được áp dụng điều trị cho những bệnh nhân ung thư gây bán tắc ruột hoặc tắc ruột không còn chỉ định phẫu thuật để giải quyết lưu thông đường tiêu hóa dưới và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Đặt stent cũng là phương pháp được áp dụng điều trị cho những bệnh nhân ung thư gây bán tắc ruột hoặc tắc ruột không còn chỉ định phẫu thuật. Ảnh minh họa

Đặt stent cũng là phương pháp được áp dụng điều trị cho những bệnh nhân ung thư gây bán tắc ruột hoặc tắc ruột không còn chỉ định phẫu thuật. Ảnh minh họa

Tại Bệnh viên Quân y 175, kỹ thuật đặt stent đường tiêu hóa đã và đang được áp dụng trong điều trị bệnh lý rò đường tiêu hóa, hẹp thực quản do ung thư, hẹp thực quản sau bỏng hóa chất,…

Theo thống kê Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), số ca mắc mới ung thư tại Việt Nam không ngừng tăng. Đến năm 2020, ghi nhận hơn 182.500 ca mới, 122.690 ca tử vong trên tổng số 97,3 triệu dân. Với 16.426 ca mắc, ung thư đại trực tràng nằm trong năm loại ung thư mắc nhiều nhất ở cả 2 giới bên cạnh, ung thư gan, ung thư phổi, ung thư vú, ung thư dạ dày.

An Quý

BẢN DESKTOP