Chữa bệnh không dùng thuốc

Đào thải axit uric bằng những thói quen đơn giản

  • Tác giả : Giang Thu (T/H)
Nồng độ axit uric trong cơ thể tăng lên có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như ảnh hưởng đến thận, làm tăng nguy cơ tạo sỏi, bệnh gút....

Nguyên nhân làm gia tăng lượng axit uric trong máu là do hàm lượng purin nạp vào cao hơn mức cần thiết. Ngoài ra, một số yếu tố như di truyền, môi trường, chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt cũng có thể ảnh hưởng tới sự tăng giảm axit uric trong máu.

Nồng độ axit uric tăng cao thường là do hàm lượng purin nạp vào cơ thể cao hơn mức cần thiết

Nồng độ axit uric trong cơ thể tăng lên có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như ảnh hưởng đến thận, làm tăng nguy cơ tạo sỏi, bệnh gút..... Ảnh minh họa

Nồng độ axit uric trong cơ thể tăng lên có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như ảnh hưởng đến thận, làm tăng nguy cơ tạo sỏi, bệnh gút..... Ảnh minh họa

Chỉ số acid uric (UA) bình thường sẽ dao động trong khoảng từ 2,5 – 7,0 mg/dL ở nam và 1,5 – 6,0 mg/dL ở nữ. Trong khi đó, chỉ số acid uric cao được xác định như sau: > 7,0 mg/dL ở nam, > 6,0 mg/dL ở nữ, trẻ em và thanh thiếu niên là >5,5 mg/dL.

Dưới đây là một số thói quen đơn giản giúp đào thải axit uric hiệu quả:

Tập thể dục thường xuyên

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học Arthritis & Rheumatism của Hội thấp khớp Hoa Kỳ (ACR) cho thấy những người tập thể dục thường xuyên có nồng độ axit uric thấp hơn những người không tập thể dục.

Người tập thể dục thường xuyên có nồng độ axit uric thấp hơn những người không tập thể dục. Ảnh minh họa

Người tập thể dục thường xuyên có nồng độ axit uric thấp hơn những người không tập thể dục. Ảnh minh họa

Các chuyên gia cũng cho rằng, tập thể dục giúp tăng cường lưu thông máu, giảm nguy cơ mắc bệnh gout - một bệnh viêm khớp do tích tụ quá nhiều axit uric trong máu.

Uống nhiều nước

Đây là cách giảm axit uric máu tự nhiên, an toàn thông qua cơ chế thúc đẩy lưu lượng máu chảy qua thận, tạo điều kiện thuận lợi giúp thận lọc, đào thải axit uric ra ngoài.

Ngoài ra, uống nhiều nước mỗi ngày còn giúp pha loãng nồng độ axit uric trong nước tiểu, phòng ngừa tình trạng axit uric kết tủa, hình thành sỏi thận.

Nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.

Ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp kiểm soát nồng độ axit uric trong máu. Nên hạn chế ăn các thực phẩm giàu purin như thịt đỏ, nội tạng, hải sản, các loại đậu... Bên cạnh đó, bạn nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt...

Thư giãn tinh thần

Tâm lý căng thẳng, lo lắng có thể gây tăng huyết áp và nồng độ hormone cortisol trong máu. Tình trạng tăng huyết áp sẽ khiến thận làm việc “vất vả” hơn trong quá trình lọc máu, khiến hoạt động đào thải axit uric diễn ra không hiệu quả.

Trong khi, gia tăng lượng cortisol trong máu có thể thúc đẩy nồng độ axit uric tăng cao. Do đó, tránh căng thẳng, lo lắng được xem là cách giảm axit uric hiệu quả, lành mạnh.

Hạn chế ăn mặn

Muối ăn chứa một lượng lớn natri, ăn quá nhiều sẽ có hại cho việc kiểm soát huyết áp. Đồng thời, ăn quá mặn sẽ ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của thận, gây cản trở đào thải axit uric.

Vì vậy, chúng ta nên chú ý đến lượng muối ăn vào, đặc biệt là muối chứa trong các loại thực phẩm.

Hạn chế đồ uống có cồn

Rượu và bia là những thức uống có hàm lượng purin cao. Khi dùng rượu bia, purin trong các thức uống này sẽ làm gia tăng nồng độ axit uric trong gan, dẫn tới tình trạng tăng nồng độ axit uric trong máu.

Ngoài ra, hàm lượng lớn cồn trong rượu bia có thể làm giảm khả năng lọc máu của thận, ảnh hưởng tới quá trình đào thải axit uric ra khỏi cơ thể.

Kiểm soát cân nặng

Tình trạng thừa cân, béo phì là yếu tố nguy cơ của bệnh gút. Những người béo phì có nồng độ axit uric trong máu cao hơn người bình thường, do họ bị rối loạn chuyển hóa các chất trong cơ thể bởi chế độ ăn uống dư thừa dinh dưỡng. Sự kết hợp này sẽ làm tăng mỡ máu và axit uric trong máu, đồng thời làm suy giảm khả năng đào thải axit uric. Do đó kiểm soát cân nặng giúp giảm axit uric máu tự nhiên và phòng ngừa bệnh gút hiệu quả.

Ngoài ra, mỡ bụng có khả năng tạo ra nhiều hóa chất gây viêm hơn so với mỡ tại các bộ phận khác. Vì thế, giảm cân không chỉ là cách giảm axit uric trong máu hiệu quả, mà còn giúp giảm thiểu mức độ viêm nhiễm, đau khớp khi bệnh gút bùng phát.

Giang Thu (T/H)

BẢN DESKTOP