Doanh nghiệp

“Đặc sản” của Vinmec giúp trên 95% bà mẹ không còn phải chịu đau đẻ

  • Tác giả : PV
“Đau đẻ” là nỗi ám ảnh của người phụ nữ và lâu nay vẫn được mặc định là đương nhiên. Thế nhưng, có một chuyên gia người Pháp ở Việt Nam đã không coi đó bình thường. Sau 2 năm, ý tưởng đó giờ đây đã trở thành một “đặc sản” của Hệ thống các bệnh viện Vinmec, giải thoát cho hàng trăm nghìn bà mẹ nỗi ám ảnh và lo sợ khi sinh nở. 

Ám ảnh đau đớn khi “vượt cạn”

Vượt cạn lần 2, ca sĩ Trà My Idol đã lựa chọn dịch vụ ''đẻ không đau'' bằng kỹ thuật gây tê cơ vuông thắt lưng tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec. “Chỉ trong vòng 24h đầu tiên, My thấy dễ chịu hơn rất nhiều và không có cảm giác đau bụng co dạ con. Sang ngày thứ 4, dù sinh mổ nhưng không đau, sức khỏe phục hồi My đã có thể xuất viện về nhà’’- tắc kè hoa ấn tượng của làng nhạc Việt nhớ lại trải nghiệm thời điểm cô sinh.

Cũng như Trà My Idol, cảm giác đẻ không đau chính là một trong những ấn tượng sâu đậm mà nhiều hotmom như siêu mẫu Hà Anh, Hằng Túi... và các bà mẹ nói về Vinmec. Đặc biệt, sau khi trải nghiệm sinh em bé lần đầu tiên tại Vinmec “đi đẻ nhẹ nhàng như đi nghỉ dưỡng, nữ diễn viên Diệp Lâm Anh đã tiếp tục lựa chọn sinh em bé thứ 2 hồi cuối tháng 10 vừa qua tại đây.

Nữ diễn viên Diệp Lâm Anh đã được các bác sĩ Vinmec chăm sóc suốt thời gian mang thai bé thứ 2 và đã sinh bé B.Boy mẹ tròn con vuông cuối tháng 10/2019.

Nữ diễn viên Diệp Lâm Anh đã được các bác sĩ Vinmec chăm sóc suốt thời gian mang thai bé thứ 2 và đã sinh bé B.Boy mẹ tròn con vuông cuối tháng 10/2019.

Đằng sau niềm vui “mẹ tròn con vuông” của mỗi gia đình, mấy ai thấu hết những nỗi đau và dư âm của cuộc sinh của người mẹ. Một báo cáo mới công bố tháng 1/2019 ở Châu Âu đã đo đếm điều đó: 13% bà mẹ sinh thường có cắt tầng sinh môn bị đau dai dẳng hoặc mãn tính sau đẻ.

Trong sinh thường, nhiều mẹ phải rạch tầng sinh môn, và có thể chịu đau dai dẳng sau sinh, hoặc thỉnh thoảng đau không rõ nguyên nhân. Đối với sinh mổ, phương pháp phổ biến để gây tê tủy sống hiện nay là sử dụng morphin. Morphin có thể gây ra các tác động phụ như gây nôn, chóng mặt, thậm chí có thể làm thay đổi cấu trúc gen ở người mẹ. Nếu cơn đau không được điều trị, sẽ dẫn đến việc phải tăng liều thuốc opioid (morphin), tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh và đau mãn tính, ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt cá nhân của mẹ, việc chăm sóc con và cả chất lượng cuộc sống gia đình.

Các kỹ thuật gây tê vùng đã giúp các bà mẹ sinh tại Vinmec trải nghiệm cuộc sinh nở nhẹ nhàng, đồng thời phục hồi sức khỏe nhanh sau sinh.

Các kỹ thuật gây tê vùng đã giúp các bà mẹ sinh tại Vinmec trải nghiệm cuộc sinh nở nhẹ nhàng, đồng thời phục hồi sức khỏe nhanh sau sinh.

Vinmec chuyển giao các kỹ thuật sinh không đau cho nhiều bệnh viện ở châu Á và châu Âu

Không phải “mang nặng đẻ đau”, nhưng với hơn 30 năm làm việc trong lĩnh vực gây mê giảm đau – GS Philippe Macaire, Trưởng khoa Gây mê giảm đau, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiểu rất rõ những nỗi đoạn trường ấy của người phụ nữ. Ông đã quyết tâm cùng Vinmec giải thoát cho các bà mẹ khỏi những nỗi đau mà theo ông là không đáng có đó.

Từ đầu năm 2017, ông khởi xướng mô hình “Bệnh viện không đau” và kiên trì chuyển giao, đào tạo để các kỹ thuật gây tê vùng trong sản khoa (gây tê thần kinh thẹn, gây tê cơ vuông) được áp dụng triệt để tại tất cả Bệnh viện Vinmec. 100% các trường hợp sinh tại Vinmec đều được áp dụng các kỹ thuật gây tê vùng để giảm đau trong và sau sinh. Cơ chế hoạt động của các kỹ thuật gây tê vùng này rất đơn giản và an toàn: Phát hiện sớm và ngăn chặn từ sớm các tín hiệu đau truyền lên não con người.

Các bác sĩ Vinmec luôn siêu âm trước khi thực hiện bất kì một thủ thuật gây tê vùng để mũi kim tiêm đúng vị trí mong muốn, đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Các bác sĩ Vinmec luôn siêu âm trước khi thực hiện bất kì một thủ thuật gây tê vùng để mũi kim tiêm đúng vị trí mong muốn, đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Sau 2 năm áp dụng, Vinmec đã đạt được tỉ lệ thành công rất cao, ngay cả so với mặt bằng thế giới: 96 – 98% trường hợp được giảm đau bằng gây tê vùng trong sản khoa đạt hiệu quả giảm đau như mong muốn. Điều đó đã giúp các bà mẹ sinh tại Vinmec trải nghiệm cuộc sinh nở nhẹ nhàng, đồng thời phục hồi sức khỏe nhanh sau sinh. Hơn nữa, mẹ sinh mổ không dùng morphin giảm đau nên sữa mẹ không có morphin và đảm bảo nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho con ” – GS Macaire chia sẻ.

GS Philippe Macaire, người đã khởi xướng khởi xướng mô hình mô hình “Bệnh viện không đau” áp dụng triệt để gây tê vùng trong sản khoa tại tất cả Bệnh viện Vinmec

GS Philippe Macaire, người đã khởi xướng khởi xướng mô hình mô hình “Bệnh viện không đau” áp dụng triệt để gây tê vùng trong sản khoa tại tất cả Bệnh viện Vinmec

Trên thế giới, đã nhiều quốc gia đã áp dụng phương pháp gây tê vùng trong sản khoa. Ứng dụng từ năm 2017, cho đến nay, Vinmec vẫn là bệnh viện đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam sử dụng các gây tê vùng để giảm đau trong & sau phẫu thuật trong sản khoa trên 100% ca sinh. Những kết quả đạt được tại Vinmec thậm chí còn tốt hơn ở nhiều quốc gia châu Âu như Đan Mạch (báo cáo tháng 1/2019, 37 - 55% trường hợp vẫn phải dùng opioid dù đã được gây tê vùng) 47 – 60% không kéo dài hiệu quả giảm đau như mong muốn (theo tác giả Raphael Blanco – cha đẻ của phương pháp gây tê vùng đã báo báo năm 2017).

Chia sẻ về lý do thành công vượt trội tại Vinmec, GS Macaire cho biết: “Các bác sĩ Vinmec luôn luôn sử dụng hướng dẫn siêu âm trước khi thực hiện bất kì một thủ thuật gây tê vùng nào, kể cả cho Gây tê tủy sống, để mũi kim tiêm đúng vị trí mong muốn, đảm bảo an toàn và hiệu quả. Hơn nữa, trong suốt thời gian từ lúc mẹ nhập viện cho đến khi lưu viện sau sinh, có bác sĩ gây mê điều dưỡng phụ mê đi buồng thăm mỗi ngày, để có thể đánh giá cơn đau và hỗ trợ can thiệp kịp thời”.

Với những thành công vượt trội đó, các kỹ thuật sinh không đau tại Vinmec đang trở thành một hiện tượng được y giới trong và ngoài nước quan tâm. Vinmec đã chia sẻ và chuyển giao kỹ thuật này cho nhiều bệnh viện ở châu Á và châu Âu tại các khóa khóa tập huấn chuyên môn về gây tê vùng do Vinmec và Trường ĐH Tổng hợp Montpellier (Pháp) và đối tác Hàn Quốc tổ chức tháng 1-2/2019; Hội thảo gây tê vùng châu Á (RA Asia 2019) tháng 6/2019.

PV

BẢN DESKTOP