Thời sự

Cứu sống người bệnh nhồi máu cơ tim biến chứng sốc tim

  • Tác giả : Thúy Nga
Người bệnh nhồi máu cơ tim, biến chứng sốc tim, huyết áp, tiểu đường đã được cứu sống ngoại mục nhờ sự phối hợp liên khoa.

Người bệnh 72 tuổi được đưa vào Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ trong tình trạng huyết áp tụt, nhịp tim rời rạc, bằng nghiệp vụ chuyên môn các bác sĩ đã nhanh chóng xác định được tình trạng sốc do nhồi máu cơ tim cấp, nguy cơ tử vong với trường hợp như này là rất cao (60-80%).

Ngay sau đó, các biện pháp hồi sức và can thiệp chuyên sâu được thực hiện đã cứu người bệnh qua khỏi cửa tử.

Người bệnh Nguyễn T.T 72 tuổi trú tại huyện Thanh Thủy có tiền sử bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường type II.

Người bệnh nhập viện vì đau ngực trái dữ dội, kèm theo khó thở, vã mồ hôi; được đưa đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ ở giờ thứ 3 của bệnh.

Người bệnh đến Bệnh viện trong tình trạng mệt đuội, khó thở liên tục, da tái, huyết áp tụt (70/40mmHg), nhịp tim rất chậm, ghi điện tim hình ảnh Block nhĩ thất cấp 3 tần số 31ck/phút.

Ekip can thiệp cho người bệnh nhồi máu cơ tim

Ekip can thiệp cho người bệnh nhồi máu cơ tim

Ngay lập tức, các bác sĩ tại khoa Cấp cứu và khoa Can thiệp Tim mạch của Bệnh viện đã hội chẩn, thống nhất chẩn đoán: Sốc tim do Nhồi máu cơ tim cấp không ST chênh lên – Block nhĩ thất cấp 3/ tiền sử tăng huyết áp, đái tháo đường.

Người bệnh được hồi sức và can thiệp cấp cứu: Dùng thuốc vận mạch, đặt máy tạo nhịp tạm thời, chụp mạch vành và đặt stent mạch vành. Kết quả chụp tái lập dòng chảy tốt TIMI 3 không còn hẹp tồn lưu, đặt 2 stent.

Hình ảnh chụp động mạch vành trước và sau can thiệpHình ảnh chụp động mạch vành trước và sau can thiệp

Sau can thiệp người bệnh phục hồi dần, huyết áp, nhịp tim dần ổn định. Sau 5 ngày điều trị, người bệnh ổn định hoàn toàn về huyết áp, nhịp tim không còn phải hỗ trợ thuốc vận mạch, và máy tạo nhịp, không còn đau ngực, không khó thở.

ThS.BS Nguyễn Văn Sơn, Trưởng Khoa Can thiệp tim mạch cho biết: Nhồi máu cơ tim là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sốc tim. Hiện nay với sự phát triển của nền y học hiện đại, việc điều trị nhồi máu cơ tim đã có nhiều tiến bộ nhưng nếu kèm theo sốc tim thì tỷ lệ tử vong vẫn ở mức cao (60 – 80%)

Những trường hợp nhồi máu cơ tim có biến chứng sốc tim, rối loạn nhịp phức tạp như người bệnh T. có nguy cơ tử vong rất cao, trong quá trình can thiệp cũng có nguy cơ ngừng tim ngay trên bàn can thiệp

Nhờ được hồi sức và can thiệp kịp thời, sử dụng nhiều kĩ thuật xâm lấn tiên tiến hiện đại, sự phối hợp chặt chẽ, khẩn trương giữa các khoa đã cứu sống được người bệnh.

Thúy Nga

BẢN DESKTOP