Y học và đời sống

Cứu huyệt, ăn trái cây chống say rượu

  • Tác giả : Thúy Nga
(khoahocdoisong.vn) - Có những cách khá đơn giản chỉ cần cứu 2 huyệt trên ngón tay và dùng ngay các loại quả trong nhà là có thể chống và chữa say rượu.

Say là do cồn tích tụ trong máu nhanh hơn ở gan

Say rượu là một trạng thái sinh lý gây ra bởi việc tiêu thụ thức uống có cồn như rượu, bia... có thể dẫn tới ngộ độc do sử dụng quá mức. Vấn đề phát sinh khi chất cồn trong rượu bia tích tụ trong máu nhanh hơn khả năng chuyển hóa của gan. Trong trạng thái say rượu, tâm trí và cơ thể trở nên suy yếu.

Triệu chứng phổ biến thường gặp ở người trong trạng thái say rượu có thể bao gồm nói líu lưỡi, nói nhiều, mất thăng bằng, phối hợp cơ thể kém, mặt đỏ, nôn mửa.

 Người say rượu nặng, thường có biểu hiện thay đổi các hành vi thông thường của họ. Tùy thuộc vào mức độ say rượu, người say có thể có cảm giác hưng phấn, tốt đẹp. Một lượng nhỏ rượu vừa phải có thể làm giảm sự ức chế xã hội và tình dục. Tuy nhiên, uống một lượng lớn rượu sẽ gây ảnh hưởng nhiều phần cơ thể cùng lúc gây tác hại nghiêm trọng và lâu dài cho sức khỏe, thậm chí dẫn đến tử vong do ngộ độc rượu.

Cứu huyệt có thể chống say

Can huyệt có quan hệ chặt chẽ với gan chính là huyệt đặc hiệu.  Đồng thời, Thận huyệt có tác dụng lọc sạch máu. Phương pháp trị tốt nhất là dùng điếu ngải cứu khoảng 7 lần. Nếu cứu trước khi uống rượu sẽ có tác dụng chống say.

Cứu hai huyệt trên hình sẽ có tác dụng chữa say rượu \

Cứu hai huyệt trên hình sẽ có tác dụng chữa say rượu \

Thảo dược hỗ trợ chống say rượu

Lê: Tính mát, vị ngọt, có tác dụng thanh nhiệt sinh tân, hóa đàm. Người say ăn nhiều lê sẽ đỡ nhanh cảm giác miệng khô họng khát, ngực bụng nóng bức không yên.

Táo: Tính mát, vị ngọt, có công dụng sinh tân trừ phiền, chỉ khát giải rượu. Để đạt hiệu quả giải rượu cao, cổ nhân khuyên nên ăn táo tươi hoặc ép lấy nước uống.

Cam: Tính mát, vị chua ngọt, có công dụng sinh tân chỉ khát, giải rượu lợi tiểu. Sách Khai bảo bản thảo viết: "Lợi tràng vị trúng nhiệt độc, chỉ bạo khát, lợi tiểu tiện, tỉnh tửu", ý nói: Cam có khả năng trừ nhiệt độc trong đường tiêu hóa, giải khát, lợi tiểu và giải rượu.

Trám: Có công dụng thanh phế, lợi họng, sinh tân và giải rượu. Sách Bản thảo kinh sơ viết: "Cảm lãm năng sinh tân dịch, tửu hậu tước cho bất khát, cố chủ tiêu tửu" (quả trám có thể sinh tân dịch, làm hết khát sau uống rượu, chủ về giải rượu). Sách Bản thảo hội ngôn khuyên khi say rượu nên dùng trám tươi 10 quả, bỏ hạt, sắc lấy nước uống.

Phật thủ: Sách Tùy tức cư ẩm thực phổ viết: "Phật thủ cam tính vị khoát đàm, tịch ác, giải trình, tiêu thực, chỉ thống". Từ "trình" ở đây dùng để chỉ tình trạng say rượu. Cổ nhân cho rằng, phật thủ là một vị thuốc phương hương lý khí, có tác dụng kích thích tiêu hóa, trừ đàm, làm hết nôn và giải rượu. Khi say rượu nên dùng 12-15g phật thủ tươi (hoặc 6g khô) hãm với nước sôi, uống thay trà.

Lương y Hoàng Duy Tân ( Nguyên Phó chủ tịch Hội Đông Y Đồng Nai)

Thúy Nga

BẢN DESKTOP