Y học và đời sống

“Cứu” các ca vô sinh do sẩy thai liên tiếp

Sẩy thai liên tiếp khiến rất nhiều chị em đau khổ vì không được làm mẹ. Bằng các vị thuốc lương huyết, an thai được đúc kết từ sách cổ của Trung Quốc, Việt Nam và kinh nghiệm chữa trị lâu đời của gia đình, Ly giỏi, TTƯT Trần văn Quảng, Nguyên Chánh văn phòng Hội Đông Việt Nam đã “cứu” được những ca băng huyết tưởng chừng bó tay.

Nước thục địa giữ thai 7 tháng do mẹ ngã

Mỗi lần từ Sài Gòn về Hà Nội chị Nguyễn Thị Nguyệt (33 Hàng Khoai, Hà Nội) vẫn thường cùng con đến thăm LY Quảng. Nhờ thuốc bồi bổ, an thai của LY Quảng mà giờ chị đã có hai con trưởng thành. Bởi chị vốn yếu, thường xuyên bị tiêu chảy đi ngoài nên có thai dễ sẩy. Để “giữ thai”, rút kinh nghiệm, cả hai lần có con chị đã phải uống thuốc bồi bổ trước, sau đó uống thuốc giữ thai và sinh con khỏe mạnh.

Tương tự, chị Phạm Thị Loan (Hải Phòng), bị sẩy thai liên tiếp 2 lần, sang tuần thứ 3 mới được 10 tuần tuổi thai nhi lại ra máu, nguy cơ “mất” con chực chờ. Được người quen mách bảo chị đã đến cắt 3 thang thuốc của LY Quảng và an được thai.

Cá biệt, có trường hợp của vợ anh nguyễn Quốc Tuấn giáo viên trường Cơ địa luyện kim thái nguyên, có thai gần 2 tháng bị rong huyết 10 ngày, đã tiêm và uống thuốc cũng không cầm được, nguy cơ thai “mất” chiếm ưu thế. Vì nể đêm hôm xa xôi anh Tuấn đến “cầu cứu”, nên LY Quảng đã cắt cho vợ anh 3 thang thuốc an thai và cố thai. Sau đó chị đã cầm được máu và sinh con khỏe mạnh.

Đặc biệt, có 1 trường hợp Bắc Lý, Lý Nhân, Hà Nam có thai 7 tháng bị ngã khi bước lên thuyền máu ra nhiều, nếu đợi cân và sắc thuốc, tác dụng chậm sẽ không kịp nên có sẵn nước thục địa mới sắc, LY Quảng đã cho chị uống ¼ lít nước cốt Thục địa, chia làm 3 lần uống trong 6 tiếng. Kết quả cầm được máu và uống 3 thang thuốc nên giữ được thai.

Bài thuốc giữ thai của LY Quảng được đúc kết từ truyền thống gia đình làm thuốc cổ truyền nổi tiếng ở huyện Lý Nhân, Hà Nam. Đặc biệt, từ khi 6 tuổi ông đã học chữ Hán và rất giỏi chữ Hán là biên dịch tác phẩm “Hồng Lâu Mộng” và chép 133 bài thơ chữ Hán trong tập thơ “Nhật ký trong tù” Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa tặng bảo tàng…nên học được rất nhiều bài thuốc cổ của Trung Quốc và Việt Nam.

Bí quyết chữa trị chủ yếu là: chỉ huyết, an thai. Vì có cầm được máu mới an được thai, ngược lại có an được thai mới cầm được máu. Nếu máu không cầm được thai sẽ không có máu nuôi dưỡng và rời khỏi thành vách dạ con mà ra, gọi là sẩy thai.

Càng sẩy thai nhiều lần càng khó chữa

LY Quảng biết, phụ nữ sẩy thai phần nhiệt là do thai nhiệt vì có mang là nhiệt, huyết nhiệt thì dễ động thai và ra huyết. Bởi khi huyết nhiệt thì dễ vọng hành (đi lung tung), rong huyết, rong huyết lâu ngày, cả khí huyết đều hư tổn, tỳ thận hư nhược không nhiếp (giữ) được thai.

Đặc biệt, có nhiều trường hợp, có mang nhưng không giữ gìn trong đi lại, lao động và nhất là ăn uống những thứ cay nóng, quá bổ… cũng dễ tác động đến thai và ra huyết. Hơn nữa, những trường hợp do khí và huyết vốn hư nhược hoặc đã sẩy thai 1 vài lần thành thói quen, cũng dễ ra huyết và sẩy thai.

Nguy hiểm nhất là đối với các trường hợp, càng để sẩy thai nhiều lần càng khó chữa, bởi càng lâu thành vách dạ con càng yếu, nhau thai bám yếu, thể lực yếu, khí lực yếu, tỳ vị hư nhược… nên không giữ được thai và vô sinh.

Việc điều trị phải căn cứ tùy theo cơ chế của người bệnh, cụ thể qua Vọng, Văn, Vấn, Thiết để điều trị. Bài thuốc điều trị chủ yếu là chỉ huyết an thai bao gồm: Phòng đảng, bạch linh, bạch truật, hoàng cầm, thục địa, bạch thược…để gia giảm cho phù hợp, trong đó LY Quảng chú trọng hoàng cầm và bạch truật vì đây là 2 vị thuốc được người xưa coi là “thánh dược” để an thai.

Tuy nhiên, theo LY Quảng, cá biệt có bà mẹ mang thai bị cảm nhiễm phong hàn, thì tỳ vị hư nhược đi ỉa chảy thì lại không dùng được bạch thược, hoàng cầm mà phải dùng các loại thuốc khác để sơ tán phong hàn.

Đặc biệt, có những trường hợp ông lại chỉ dùng thục địa (sao), can khương  tán bột hòa nước cơm uống, chữa có thai ra máu…và đã “cứu” được thai nhi.

Thúy Nga

Từ Khoá

BẢN DESKTOP