Khám phá

Cung điện cổ xưa đồ sộ, tinh xảo nhất Hàn Quốc có gì?

  • Tác giả : T.B (tổng hợp)
Nằm ở phía bắc Seoul, Hàn Quốc, Gyeongbokgung hay Cảnh Phúc cung là cung điện chính của các hoàng đế Triều Tiên, có quy mô kiến trúc và vai trò lịch sử tương đương với Hoàng thành Huế của Việt Nam.
Soi tung ngoc ngach cung dien do so, tinh xao nhat Han Quoc
Quần thể cung điện này được xây dựng lần đầu vào năm 1394, tái thiết năm 1867 và bị hủy hoại nặng nề vào đầu thế kỷ 20, khi Đế quốc Nhật Bản chiếm đóng bán đảo Triều Tiên. Ảnh: VietJet Air.
Soi tung ngoc ngach cung dien do so, tinh xao nhat Han Quoc-Hinh-2
Quần thể cung điện này được xây dựng lần đầu vào năm 1394, tái thiết năm 1867 và bị hủy hoại nặng nề vào đầu thế kỷ 20, khi Đế quốc Nhật Bản chiếm đóng bán đảo Triều Tiên. Ảnh: Seoul Searching.
Soi tung ngoc ngach cung dien do so, tinh xao nhat Han Quoc-Hinh-3
Từ năm 1995, quá trình phục dựng trên quy mô lớn bắt đầu được tiến hành. Đến năm 2009, khoảng 40% công trình tồn tại trước thời Nhật Bản chiếm đóng đã được khôi phục. Một dự án trùng tu kéo dài 20 năm đang được chính phủ Hàn Quốc thực hiện. Ảnh: The Korea Herald.
Soi tung ngoc ngach cung dien do so, tinh xao nhat Han Quoc-Hinh-4
Trong số 6 cổng của vòng ngoài cung điện, Gwanghwamun (Quang Hóa môn) là cổng chính quay về phía Nam, được xây dựng bề thế nhất, có vị trí tương đương với Ngọ Môn ở Hoàng thành Huế của Việt Nam. Ảnh: Wikipedia.
Soi tung ngoc ngach cung dien do so, tinh xao nhat Han Quoc-Hinh-5
Sau Gwanghwamun là Heungnyemun (Hưng Lễ môn), cánh cổng chính thứ hai dẫn vào nội cung. Ảnh: Noh Mun Duek.
Soi tung ngoc ngach cung dien do so, tinh xao nhat Han Quoc-Hinh-6
Qua Heungnyemun sẽ đến cầu Yeongjegyo và cổng Geunjeongmun (Cần Chính môn), cánh cổng cuối cùng trước khi bước vào cung điện chính. Ảnh: Ka Fai / Flickr.
Soi tung ngoc ngach cung dien do so, tinh xao nhat Han Quoc-Hinh-7
Điện Geunjeongjeon (Cần Chính điện) là công trình trung tâm của Gyeongbokgung. Đây là nơi đặt ngai vàng và thực hiện các lễ nghi chính thức của hoàng đế Triều Tiên, tương đương với điện Thái Hòa ở Hoàng thành Huế. Ảnh: ArtStation.
Soi tung ngoc ngach cung dien do so, tinh xao nhat Han Quoc-Hinh-8
Điện Sajeongjeon (Tư Chính điện) nằm sau điện Geunjeongjeon, là nơi nhà vua điều hành việc triều chính, tổ chức các cuộc họp với quan lại trong triều. Ảnh: Epstein's Stronghold.
Soi tung ngoc ngach cung dien do so, tinh xao nhat Han Quoc-Hinh-9
Điện Gangnyeongjeon (Khang Ninh điện) là nơi ở của vua trong Hoàng cung. Ảnh: Wikipedia.
Soi tung ngoc ngach cung dien do so, tinh xao nhat Han Quoc-Hinh-10
Điện Gyotaejeon (Giao Thái điện) là nơi ở của hoàng hậu. Ảnh: Wikipedia.
Soi tung ngoc ngach cung dien do so, tinh xao nhat Han Quoc-Hinh-11
Lầu Gyeonghoeru (Khánh Hội lâu) được sử dụng để tiến hành các cuộc họp quan trọng hoặc tổ chức yến tiệc của triều đình. Ảnh: The Seoul Guide.
Soi tung ngoc ngach cung dien do so, tinh xao nhat Han Quoc-Hinh-12
Lầu Hyangwonjeong nằm ở hồ nước phía Bắc Hoàng cung, là nơi nhà vua nghỉ ngơi, ngoạn cảnh. Ảnh: Wikipedia.
Soi tung ngoc ngach cung dien do so, tinh xao nhat Han Quoc-Hinh-13
Đình Jagyeongjeon (Hương Viễn đình) là nơi ở của Hoàng thái hậu - mẹ của nhà vua. Ảnh: Wikipedia.
Soi tung ngoc ngach cung dien do so, tinh xao nhat Han Quoc-Hinh-14
Cung Jibokjae (Tập Ngọc trai) được sử dụng làm thư viện hoàng gia. Ảnh: M Johnson / Flickr.
Soi tung ngoc ngach cung dien do so, tinh xao nhat Han Quoc-Hinh-15
Cung Donggung (Đông cung) là nơi ở của Hoàng thái tử - người sẽ kế vị ngôi vua, cùng gia đình. Ảnh: Wikipedia.
Soi tung ngoc ngach cung dien do so, tinh xao nhat Han Quoc-Hinh-16
Khu vườn thượng uyển của Gyeongbokgung nổi tiếng là đẹp, là nơi thu hút nhiều người dân và du khách đến ngoạn cảnh. Ảnh: Pexels.
Soi tung ngoc ngach cung dien do so, tinh xao nhat Han Quoc-Hinh-17
Vào năm 2007 cung điện Gyeongbokgung đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Ảnh: Traveloka.


Mời quý độc giả xem video: Lâu đài Nhật bản lơ lửng trong biển mây | Zing.

T.B (tổng hợp)

BẢN DESKTOP