Ý kiến bạn đọc

Cú lừa “đánh cắp khái niệm” đông trùng hạ thảo

ng trùng hạ thảo là một loại thực phẩm có thể dung làm thuốc cực kỳ quý hiếm, Việt Nam không có loại thực phẩm này. Sản phẩm được quảng cáo và bày bán nhiều trên thị trường hiện nay với tên gọi Đông trùng hạ thảo về bản chất không phải là Đông trùng hạ thảo. Việc phun nấm lên con nhộng tằm để cho ra sản phẩm gọi tên là Đông trùng hạ thảo là phản khoa học.

Đông trùng hạ thảo Tây Tạng

Đông trùng hạ thảo cực hiếm

Là một chuyên gia về côn trùng học, GS Bùi Công Hiển (Trung tâm Ứng dụng Côn trùng học) gửi đến KH&ĐS thắc mắc: Vì sao người ta lại ca ngợi sản phẩm được làm từ nhộng tằm và gọi tên đó là Đông trùng hạ thảo. Cách gọi tên như vậy sai hẳn về bản chất khoa học.

GS Bùi Công Hiển cho biết, Đông trùng hạ thảo được hình thành từ hiện tượng ấu trùng các loài bướm thuộc chi Thitarodes bị nấm thuộc chi Ophiocordyceps và/hoặc Cordyceps ký sinh. Đó là một dạng ký sinh giữa một loài nấm túi có tên khoa học là Ophiocordyceps sinensis với sâu non (ấu trùng) của một loài côn trùng thuộc chi Thitarodes.

Thường gặp nhất là sâu non của loài Thitarodes baimaensis hoặc Thitarodes armoricanus. Ngoài ra còn 46 loài khác thuộc chi Thitarodes cũng có thể bị Ophiocordyceps sinensis ký sinh. Các loài nấm này phân bố rộng ở châu Á và châu Úc với trung tâm đa dạng là vùng Đông Á, đó là các cao nguyên cao hơn mặt biển từ 4.000 đến 5.000m như: Tây Tạng, Tứ Xuyên, Thanh Hải, Cam Túc, Vân Nam (Trung Quốc)

Vào mùa đông, nấm bắt đầu ký sinh vào sâu non và làm chết sâu non vì ăn hết chất dinh dưỡng của chúng. Những con sâu này có thể đã ăn phải bào tử nấm hoặc chúng mắc bệnh nấm ký sinh từ các lỗ thở. Đến khi sợi nấm phát triển mạnh, chúng xâm nhiễm vào các mô vật chủ, sử dụng hoàn toàn các chất dinh dưỡng trong cơ thể sâu.

Đến một giai đoạn nhất định thường là vào mùa hè ấm áp, nấm bắt đầu mọc ra khỏi sâu như một ngọn cỏ và vươn lên khỏi mặt đất phát triển thành dạng cây (hình dạng giống thực vật) và phát tán bào tử. Đông trùng hạ thảo chủ yếu tìm thấy vào mùa hè vùng núi cao trên 4.000m ở cao nguyên Thanh Tạng (Thanh Hải – Tây Tạng) và Tứ Xuyên (Trung Quốc).

Vấn đề hiện nay là người ta nhân nuôi nấm trên con tằm và gọi là đông trùng hạ thảo (cordyceps sinensis) là không đúng. Đây là hai loài khác nhau với tên gọi khác nhau. Bướm tằm có tên khoa học là Bombyx mori L là một loài hoàn toàn khác.

Cordyceps sinensis là một chủng nấm túi phân bố ở Trung Quốc và có thể ở một số nước khác, nó đặc biệt ở chỗ là nó chỉ ký sinh lên loài sâu bướm. Loài sâu này chỉ phân bố ở các vùng núi cao trên 4000m lạnh, ẩm, chỉ có ở Nêpan, một số vùng Vân Nam (Trung Quốc), vùng phân rất hẹp. Tên khoa học của con sâu này tên là Thitarodes. Chỉ riêng giống này đã có rất nhiều loài khác nhau.

“Đông trùng hạ thảo” từ nhộng tằm

Đa phần Đông trùng hạ thảo trên thị trường là giả

GS Bùi Công Hiển tâm tư, qua báo chí ông biết đến rất nhiều người đã và đang làm giàu nhờ nuôi cấy được Đông trùng hạ thảo. Việc người ta kinh doanh thế nào ông cũng không quan tâm nhiều lắm, nhưng ông buộc phải lên tiếng vì trong chính nhiệm vụ khoa học công nghệ của nhà nước, cũng cấp đề tài nghiên cứu về Đông trùng hạ thảo từ nhộng tằm. Ông bảo: “Người ta không biết thì người ta có thể làm dối được, nhưng nhà khoa học thì không được phép làm như thế”.

Bản chất của Đông trùng hạ thảo thực sự khác hẳn với việc phun nấm lên con nhộng tằm. Về hình thức, vỏ của con sâu giữa Đông trùng hạ thảo và con nhộng tằm là giống nhau, có lẽ vì thế mà người ta lầm tưởng rằng chúng là một.

Việc khai thác Đông trùng hạ thảo cực kỳ khăn và loài này cũng đang đứng trên bờ tận diệt. Có lẽ cũng bởi vì nó quá hiếm, quá nổi tiếng và giá thành lại quá đất đỏ nên sau này, người ta nghĩ cách làm ra một sản phẩm giống như Đông trùng hạ thảo, gọi là cách làm giả Đông trùng hạ thảo rồi đem đi bán, lừa người tiêu dùng.

GS Bùi Công Hiển từng đi thực tế vùng biên giới Việt Nam – Trung Quốc và thấy người ta bán hàng rổ Đông trung hạ thảo nhưng thực chất nó là gì thì không biết.

Một số nhà vi sinh vật cũng tổ chức phân lập một chủng nấm khác, cấy lên con nhộng tằm. Họ nhầm lẫn đây cũng chính là Đông trùng hạ thảo. Loài nấm người ta phun lên con tằm dâu (Bombyx mori L) là Cordicep minitarit. Vậy là hai cặp nấm + ấu trùng để làm nên Đông trùng hạ thảo với nấm + ấu trùng tạo ra từ nhộng tằm là hoàn toàn khác nhau.

“Người ta đang ngộ nhận về Đông trùng hạ thảo, sự nhầm lẫn một cách cố tình này đang khiến người tiêu dùng phải lãnh hậu quả. Người ta bán sản phẩm với giá và mác của Đông trùng hạ thảo, nhưng thực chất đó không phải là Đông trùng hạ thảo. Tôi chưa bàn đến mức độ dinh dưỡng, hàm lượng Codiceppin như thế nào. Chỉ đơn giản là không thể đánh đồng dâu tằm với Đông trùng hạ thảo”, GS Bùi Công Hiển nhấn mạnh.

TS Dương Văn Hợp, Viện trưởng Viện Vi sinh vật và Công nghệ Sinh học cho biết, để tạo ra một hình thức giống như Đông trùng hạ thảo thì có rất nhiều loài khác nhau. Vấn đề quan trọng là hoạt chất có tính dược lý chứ không phải là hình thức bên ngoài trông như thế nào. Điều người tiêu dùng cần là hoạt chất chứ không phải hình thức con sâu giống như Đông trùng hạ thảo.

(Còn tiếp)

Tô Hội

BẢN DESKTOP