Công nghệ mới

Công nghệ phản hồi xúc giác trên quần áo là gì?

  • Tác giả : Tuấn Huy (T/H)
Các nhà khoa học cho biết, công nghệ phản hồi xúc giác này đem lại một lợi ích vô cùng lớn tới với những người khuyết tật, giúp họ tránh những chướng ngại vật, định vị và điều hướng họ đến nơi cần đến qua phương thức vô cùng thông minh.

Công nghệ phản hồi xúc giác cho phép một người nhận được thông tin xúc giác thông qua cảm giác của họ bằng cách tác dụng lực, rung hoặc chạm, mô phỏng một vật thể hoặc những tương tác từ hệ thống ảo, tạo nên cảm giác chân thật.

Các nhà khoa học đã tìm cách kết hợp các túi khí nén đã được chuyển sang chế tạo bằng carbon dioxide và đưa vào các ống bọc có thể đeo được. Theo đó, phát triển một hệ thống đeo nhỏ gọn trong đó bộ điều khiển chất lỏng giải phóng CO2 từ một bình nhỏ gắn trên dây đai vào các túi trong hai ống bọc kín nhiệt.

Mỗi tay áo bao gồm sáu túi, có kích thước tương đương với đồng xu 25 cent. Người đeo sẽ phải hoạt động để đáp ứng các lệnh được chuyển tiếp không dây trong hệ thống, bộ điều khiển sẽ thổi phồng một cách có chọn lọc các tổ hợp túi khác nhau với lực và tần số khác nhau.

Kết quả thử nghiệm cho thấy, người đeo cảm nhận được các trình tự xúc giác khác nhau trên cánh tay, giúp điều hướng cho họ đi tới, lùi, trái hoặc phải dọc theo đoạn đường dài tới 1 dặm. Trong một thử nghiệm khác, người dùng được chỉ dẫn đi theo mô hình các mảnh Tetris dài 50 mét (164 ft) vô hình trên một bãi đất trống.

Thử nghiệm tích hợp công nghệ phản hồi xúc giác trên vải

Thử nghiệm tích hợp công nghệ phản hồi xúc giác trên vải

"Trong tương lai, công nghệ này có thể được tích hợp trực tiếp với các hệ thống định vị, do đó, chính loại vải tạo may quần áo có thể cho người dùng biết đường đi mà không gây ảnh hưởng đến các giác quan khác- điều này cũng giống như cần tham khảo bản đồ hoặc lắng nghe một trợ lý ảo, chỉ khác một điều rằng, chúng đang nằm ngay trên người bạn”. Jumet (Nghiên cứu sinh tiến sĩ đại học Barclay Jummetcho biết.

Các ứng dụng khác của công nghệ này đem lại một lợi ích vô cùng lớn tới với những người khuyết tật, giúp họ tránh những chướng ngại vật, định vị và điều hướng họ đến nơi cần đến qua phương thức vô cùng thông minh và tiện lợi.

Hiện nay, hầu hết các hệ thống phản hồi xúc giác được sử dụng trong lĩnh vực như thực tế ảo bởi nhiều bộ truyền động điện được sử dụng để truyền cảm giác xúc giác đến các bộ phận khác nhau trên cơ thể con người. Mặc dù các hệ thống như vậy có thể sử dụng cho mục đích thí nghiệm, thử nghiệm hay tiêu biểu nhất là cho ngành công nghiệp trò chơi, nhưng các yêu cầu về hiệu năng và phần cứng của chúng lại thực sự quá cồng kềnh để sử dụng ngoài đời thực.

Tuấn Huy (T/H)

BẢN DESKTOP