Khám phá

Công bố về môi trường lỗ đen sáp nhập gây bất ngờ

Nghiên cứu mới cho thấy, các lỗ đen sáp nhập có thể nhiều lần trong các cụm sao cầu, các cụm sao lớn và nhỏ gọn thường quay quanh các thiên hà – và có mật độ dày từ hàng trăm đến hàng triệu ngôi sao.

Nguồn ảnh: Phys.

Các cụm sao hình cầu luôn thu hút sự quan tâm của các nhà thiên văn học kể từ lần đầu tiên quan sát thấy trong thế kỷ 17. Các cụm sao hình cầu là đối tượng được biết đến nhiều nhất trong vũ trụ, có thể tìm thấy ở hầu hết các thiên hà.

Tùy thuộc vào kích thước và loại thiên hà mà số lượng các cụm thay đổi, với các thiên hà elip chứa hàng chục ngàn trong khi các thiên hà như Milky Way có trên 150.

Trong nhiều năm, nhóm nghiên cứu quốc tế do nhà thiên văn học Carl Rodriguez của MIT dẫn đầu đã điều tra hành vi của các lỗ đen trong các cụm sao hình cầu để xem chúng có tương tác với các sao của chúng khác với các lỗ đen ở các vùng không đông đảo sao khác trong không gian thế nào.

Để kiểm tra giả thuyết, các nhà khoa học sử dụng siêu máy tính Quest tại Đại học Northwestern để tiến hành mô phỏng trên 24 cụm sao.

Các cụm này có kích thước từ 200 ngàn – 2 triệu sao và bao phủ một loạt các mật độ và thành phần kim loại khác nhau. Các mô phỏng tiến hóa của nhiều ngôi sao riêng lẻ trong các nhóm sao này kéo dài trong suốt 12 tỷ năm. Khoảng thời gian này đã đủ để các ngôi sao và lỗ đen tương tác với nhau và cuối cùng hình thành các hố đen.

Không những thế, những gì họ quan sát thấy là trong các cụm sao, các lỗ đen sáp nhập với nhau để tạo ra các lỗ đen mới.

Rodriguez và nhóm của ông phát hiện ra rằng, gần một nửa số lỗ đen nhị phân kết hợp thành những lỗ đen có khối lượng lớn hơn.

Huỳnh Dũng (theo Phys, Kiến Thức)

BẢN DESKTOP