Khám phá

Con người đang "đun nóng" đại dương, "tự hại" chính mình?

  • Tác giả : Tuấn Huy (T/H)
Các đợt nắng nóng trên biển - thời kỳ bề mặt nước biển có nhiệt độ cao bất thường và dai dẳng- cũng đã hình thành ở những nơi khác trên thế giới.

Kỷ nguyên sục sôi toàn cầu đã đến?

Theo Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA), nhiệt độ bề mặt của khoảng 44% các đại dương trên hiện đang trải qua nhiệt độ cực cao. Một phần nguyên nhân của sự nóng lên đó là do năm 2023 là năm xuất hiện . Nhưng "tất cả các đợt nắng nóng trên biển này đều trở nên ấm hơn do biến đổi khí hậu" - Tiến sĩ Dillon Amaya, một nhà khoa học nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm Khoa học Vật lý của NOAA cho biết.

Tháng 6/2023 đã là tháng phá kỷ lục đối với các đại dương trên thế giới, rồi tháng 7/2023 xuất hiện và đứng đầu kỷ lục đó - trở thành tháng nóng nhất trong 120.000 năm qua. Theo hệ thống dự báo thử nghiệm mà Tiến sĩ Dillon Amaya và các đồng nghiệp của ông điều hành tại NOAA, thì một nửa số đại dương trên thế giới có thể phải đối mặt với một đợt nắng nóng vào tháng 9/2023.

Trái Đất hiện là một hành tinh đại dương, một thế giới nước. Cho đến nay, chúng ta chưa có quan sát đầy đủ được bất cứ thứ gì giống như vậy trong vũ trụ, ngay cả với những kính viễn vọng tốt nhất, và vì vậy chúng ta không thể biết chính xác mức độ hiếm và khó khăn như thế nào đối với việc vũ trụ có thể tạo ra một thứ (Trái Đất) như vậy.

Trong khi đó, chúng ta đang ở đây, làm sôi sục các đại dương của Trái Đất, và có khả năng thay đổi cấu trúc cơ bản của hệ sinh thái xác định Trái Đất.

Ngoài khơi bờ biển phía nam bang Florida (Mỹ) đang trải qua một mùa hè nóng bức kéo dài. Trong nhiều tuần, nhiệt độ bề mặt biển dao động quanh 32 độ C, trước khi giảm xuống 26,7 độ C vào tuần trước. Rạn san hô lớn thứ ba thế giới (tại đây) đang chết dần. Một điểm dọc theo bờ biển của bang đạt nhiệt độ hơn 40 độ C vào tháng trước. Một số người bang Florida ven biển đã không còn tha thiết với việc đắm mình trong làn nước xanh... Tất cả vì sự nóng lên toàn cầu diễn ra ngay trước mặt.

Các đại dương thế giới đã hấp thụ phần lớn lượng nhiệt dư thừa do khí thải nhà kính tạo ra trong những thập kỷ gần đây, việc này đóng vai trò như một "vùng đệm" bảo vệ chúng ta khỏi những tác động tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu. Con người có thể đang ngột ngạt trên đất liền vào mùa hè này, nhưng tương lai của hành tinh chúng ta gắn bó mật thiết với biển.

Các nhà thiên văn học đã dành nhiều năm tìm kiếm những thế giới bên ngoài có thể chứa đại dương, với hy vọng rằng chúng cũng chứa đựng sự sống.

Trong số hơn 5.000 ngoại hành tinh mà họ đã tìm thấy, chỉ một số ít nằm trong vùng có thể ở được (Goldilocks zone) - nghĩa là hành tinh ở khoảng cách phù hợp với ngôi sao chủ của chúng có nước tồn tại ở thể lỏng. Đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa xác nhận được bất kỳ hành tinh đá nào có kích thước bằng Trái Đất cũng ẩm ướt, có nước.

Một phần của vấn đề là các đại dương rất khó phát hiện với công nghệ có sẵn cho các nhà nghiên cứu ngày nay. Charles Cadieux, một nhà thiên văn học tại Đại học Montreal (Canada), cho biết: "Nếu chúng ta quan sát Trái Đất như một ngoại hành tinh, từ một hệ thống khác, thì chúng ta không thể đo được rằng Trái Đất có nước hay không".

Các đại dương khác tồn tại trong Hệ Mặt Trời của chúng ta nhưng ẩn dưới bề mặt của các mặt trăng băng giá, chứa các thành phần mà chúng ta chưa biết chính xác. Đơn cử như Europa - một mặt trăng của sao Mộc. Năm 2024, NASA dự kiến sẽ khởi động sứ mệnh phóng một con tàu vũ trụ đến Europa vào năm 2030.

Đại dương nóng nhất trong 100.000 năm, chuyện gì xảy ra tiếp theo?

Theo trang khoa học Nature, đại dương toàn cầu đạt nhiệt độ kỷ lục mới là 21,1 độ C vào tháng 4. Điều đáng chú ý là nó xảy ra trước - chứ không phải trong - hiện tượng khí hậu El Nino. Điều này dự kiến mang lại thời tiết ấm hơn, ẩm ướt hơn cho khu vực phía đông Thái Bình Dương vào cuối năm 2023.

Đại dương hấp thụ khoảng 90% nhiệt lượng tăng thêm trong hệ thống khí hậu do sự nóng lên toàn cầu. Nhưng vì cần nhiều năng lượng để làm nóng nước hơn không khí, nên nhiệt độ bề mặt nước đang tăng chậm hơn so với nhiệt độ không khí.

Đại dương nóng lên có khả năng làm chết san hô - Ảnh: NPL

Đại dương nóng lên có khả năng làm chết san hô - Ảnh: NPL

Nhiệt độ kỷ lục của các đại dương kết hợp với hiện tượng El Nino được dự đoán trước có thể tàn phá sinh vật biển và làm tăng khả năng xảy ra thời tiết khắc nghiệt.

Ông Josh Willis, nhà hải dương học tại Phòng thí nghiệm Sức đẩy phản lực của NASA ở Pasadena, bang California, cho biết: “Chúng tôi đang xem xét một chuỗi mức nhiệt độ cao kỷ lục trong năm tới hoặc lâu hơn. Năm tới sẽ là năm thời tiết nóng điên cuồng nếu El Nino thực sự cất cánh”.

Theo Tổ chức Khí tượng thế giới, có 60% khả năng El Nino phát triển từ tháng 5 đến tháng 7 và có tới 80% khả năng xảy ra vào tháng 10.

Ông Andrew Leising, một nhà hải dương học tại Trung tâm khoa học thủy sản Tây Nam của Cơ quan Khí quyển và Hải dương học quốc gia Mỹ (NOAA), cho rằng nếu El Nino phát triển như dự kiến, “điều này có thể tạo ra một tình huống giống như năm 2014 đến 2015, khi chúng ta bị sóng nhiệt Blob tấn công”. Đó là một đợt nắng nóng trên biển đặc biệt lớn và gây thiệt hại.

Sóng nhiệt trên biển có thể tàn phá động vật hoang dã và nghề cá. Ông cho biết thêm khi nước ấm áp vào bờ, chúng có thể là nơi sinh sống của tảo nở hoa có hại khiến nghề đánh bắt cua và hến bị đóng cửa.

Đại dương sẽ bị mất lượng lớn san hô

Năm 2016, nhiệt độ đại dương cao kỷ lục dẫn tới sự kiện san hô toàn cầu bị tẩy trắng và nhiều loài bị chết.

Ông Christian Voolstra, nhà nghiên cứu san hô tại Đại học Konstanz ở Đức, cho biết một sự kiện tẩy trắng san hô khác có khả năng xảy ra trong năm nay. "Ngay cả khi El Nino không ổn định trong năm nay, thì nó cũng sẽ đến sớm thôi", ông nói.

Tiến sĩ Jens Terhaar, một nhà lập mô hình hóa sinh đại dương tại Viện Hải dương học Woods Hole ở Massachusetts, viết trên Twitter khi phản hồi về tin tức kỷ lục nhiệt độ mới: “Chúng ta đang ở trong một trạng thái khí hậu mới, các cực đoan là điều bình thường mới".

Tuấn Huy (T/H)

BẢN DESKTOP