<div style="text-align: justify;"><strong>No cơm tấm, ấm ổ rơm</strong></div> <div style="text-align: justify;">Rủ nhau đi ăn bữa cơm tấm hoặc mua gạo tấm về nhà nấu là sở thích và thói quen của nhiều người. Mọi người chuộng gạo tấm, cơm tấm vì nghĩ chúng ngon và đặc biệt là bổ. Lý do là vì gạo tấm là loại gạo có chứa các phôi và cả cám gạo vì thế nhiều dinh dưỡng hơn gạo nguyên hạt mà chúng ta vẫn ăn hàng ngày.</div> <div style="text-align: justify;"> </div> <div style="text-align: justify;">PGS.TS Nguyễn Văn Hoan, nguyên Giám đốc Viện Nghiên cứu Lúa, Học Viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết, gạo tấm thực chất là gạo gãy, chứ không phải là gạo bị hỏng cho nên có thể sử dụng làm thực phẩm như bình thường. Nhiều nước trên thế giới có dùng gạo tấm. Tại Việt Nam, cơm tấm là một món ăn phổ biến, được nhiều người thích thậm chí là “chuộng”.</div> <div style="text-align: justify;"> </div> <div style="text-align: justify;">Theo PGS.TS Nguyễn Văn Hoan, quá trình xay xát sẽ cho ra hai loại là gạo vỡ, gãy và gạo nguyên hạt. Gạo nguyên là gạo có chiều dài ít nhất là từ 0,7mm, hạt gạo nào bị gãy không đạt đủ độ dài theo quy định thì được gom vào loại gạo gãy nghĩa là gạo tấm.</div> <div style="text-align: justify;"> </div> <div style="text-align: justify;">Gạo tấm có đặc điểm là chứa các phôi gạo và cả một chút cám gạo, phôi gạo và cám gạo lại chứa rất nhiều dinh dưỡng. Vì thế, gạo tấm ở một góc độ nào đó có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn một chút so với gạo thông thường, nhưng cũng chỉ nhỉnh hơn một chút không đáng kể, chứ cho rằng gạo tấm “bổ” hơn hẳn gạo thông thường chúng ta ăn hàng ngày là không phải.</div> <div style="text-align: justify;"> </div> <div style="text-align: justify;">Về mức độ ngon, nhiều khi chúng ta ăn một bữa cơm tấm thấy ngon là bởi lâu lâu chúng ta ăn mới ăn. Việc “đổi gió”, “lạ miệng” đương nhiên sẽ thấy ngon hơn, thích hơn, chứ nếu bạn ăn hàng ngày thay cho gạo thông thường chưa chắc đã cảm nhận được điều đấy.</div> <div style="text-align: justify;"> </div> <div style="text-align: justify;">Hơn thế, về gạo tấm, nhìn chung gạo tấm ở miền Nam ngon hơn ở miền Bắc, do gạo tấm miền Nam thường là sản phẩm của các giống lúa ngon nên chất lượng cũng ngon hơn. Ở ngoài Bắc gạo tấm thường là sản phẩm của các giống thông thường nên chất lượng không ngon bằng.</div> <div style="text-align: justify;">Ở ngoài Bắc, từ xa xưa cha ông ta đã có câu “No cơm tấm, ấm ổ rơm”, nghĩa là, nằm ổ rơm thì ấm, nhưng không phải là cách nằm sang, giống như ăn cơm tấm là ăn no, chứ chưa hẳn đã là cơm ngon. Ở miền Nam, cơm tấm ngon hơn nhưng cũng chỉ được gọi là “cơm bình dân” chất lượng tốt, giá gạo tấm cũng rẻ. Vì vậy, cho rằng gạo tấm ăn ngon, bổ dưỡng hơn gạo thông thường là không hẳn đã đúng.</div> <div style="text-align: justify;"> </div> <blockquote> <div style="text-align: justify;"><em><span style="background-color:#808080;">PGS.TS Nguyễn Văn Hoan: Gạo tấm là sản phẩm tự nhiên của quá trình xay xát chứ không phải chúng ta cố tình (ví dụ như giã cho nhỏ) làm hạt gạo gãy vụn ra thì thành gạo tấm. Gạo tấm tự nhiên rất dễ phân biệt bởi hột tấm rất tròn và nhỏ liti nhưng rất đều. Gạo cố ý làm cho gãy vụn không thể nào đạt được mức độ nhỏ, tròn đều như thế.</span></em></div> </blockquote> <div style="text-align: justify;"> </div> <div style="text-align: justify;"><strong>Nấu cơm tấm khó hơn</strong></div> <div style="text-align: justify;"> </div> <div style="text-align: justify;">PGS.TS Nguyễn Văn Hoan cho biết thêm, việc nấu cơm tấm khó hơn so với các loại gạo thông thường bởi hạt gạo bị vỡ, nấu không cẩn thận rất dễ bị nát và mất vị ngọt của gạo. Vì thế, nếu bạn nấu cơm tấm, bạn phải tuân thủ đúng quy trình nấu. Trước hết hãy ngâm, xóc gạo trong nước sao đó để cho ráo để hạt gạo ngấm đều nước. Bạn nhớ chỉ xóc để loại bỏ chất bẩn và giúp hạt gạo ngấm nước chứ không được mạnh tay vo, đãi nhiều bởi sẽ làm phôi và cám gạo mất hết. </div> <div style="text-align: justify;"> </div> <div style="text-align: justify;">Khi nấu, tốt nhất là đun nước sôi, sau đó mới cho gạo vào và đậy vung lại. Nếu bạn đun bếp rơm, rạ truyền thống chú ý lửa đều nhưng không quá to rất dễ khiến cơm bị cháy. Nếu bạn nấu bằng nồi cơm điện, bạn tránh việc đảo cơm liên tục, tốt nhất sau khi đổ gạo vào nước thì khoắng một chút để gạo không bị vón, sau đó, khi cơm vào giai đoạn cạn nước thì đảo thêm lần nữa để đảm bảo cơm được chín đều.</div> <div style="text-align: justify;"> </div> <div style="text-align: justify;">Với gạo tấm, lượng nước là yếu tố vô cùng quan trọng, nếu bạn nấu thừa nước một chút cơm sẽ nát và mất vị ngọt của hạt gạo tấm. Với gạo thông thường, tùy từng mỗi loại gạo lại có tỷ lệ gạo+ nước khác nhau tuy nhiên phổ biến là 1 gạo +1,2 nước (1kg gạo+1,2 lít nước), nếu bạn đã ngâm gạo (gạo đã ngấm nước) thì chỉ cần 1 gạo +1 nước. Với gạo tấm, bạn cũng có thể áp dụng mức nước này, tuy nhiên, trong quá trình nấu bạn phải chú ý để điều chỉnh dần, tránh cơm bị nát. </div> <div style="text-align: justify;"> </div> <div style="text-align: justify;"> </div> <div style="text-align: justify;"> </div>
Cơm tấm chưa hẳn đã ngon và bổ
(khoahocdoisong.vn) - Ngày nay, gạo tấm, cơm tấm rất được nhiều người ưa chuộng vì nghĩ rằng nó ngon và đặc biệt là hàm lượng dinh dưỡng cao do chứa phôi và cám gạo. Tuy nhiên, theo chuyên gia, quan điểm này chưa hẳn đã đúng.
Tin cùng chuyên mục
-
Cuộc đua “trí tuệ nhân tạo” của các ông lớn smartphone
-
Volvo EC40 2025 giá cả tỷ đồng, sắp ra mắt thị trường Việt
-
Giật mình lý do thần kiếm của Việt Vương Câu Tiễn ngàn năm không rỉ
-
Vị vua giàu nhất mọi thời đại, đi tới đâu rải vàng tới đó
-
Giật mình loài cua nhìn như “quái vật” giá 10 triệu đồng/con