Y học và đời sống

Cỏ mần trầu chữa đái dầm

Trong sách y văn cổ, mần trầu được gọi là thiên kim thảo, nghĩa là cỏ ngàn vàng. Là một vị thuốc quý có nhiều tác dụng: Thanh nhiệt giải độc, khu phong lợi thấp, tán ứ chỉ huyết. Là vị thuốc mát gan tiêu độc hạ nhiệt, làm cho ra mồ hôi, chữa sốt rét. Dưới đây xin giới thiệu tác dụng của cỏ mần trầu chữa đái dầm.

Cỏ mần trầu chữa đái dầm rất hữu hiệu.

Cỏ mần trầu là cây thuốc Nam quý, dạng thảo sống hằng năm, cao 15-90cm, có rễ mọc khỏe. Thân bò dài ở gốc, phân nhánh, sau mọc thẳng đứng thành bụi. Lá mọc so le, hình dải nhọn. Cụm hoa là bông xẻ ngón có 5-7 nhánh dài mọc tỏa tròn đều ở đầu cuống chung và có 1-2 nhánh xếp thấp hơn ở dưới, mỗi nhánh mang nhiều hoa.

* Hạ huyết áp: Lấy 500g mần trầu tươi rửa sạch giã nát, cho một bát nước lọc hòa với thuốc, lọc lấy nước trong uống, bã bỏ đi, uống 7-10 ngày khi huyết áp ổn định thì dừng.

* Chữa sốt cao co giật: Lấy 120g mần trầu tươi sắc đặc uống liên tục trong ngày. Khi nào hạ nhiệt thì dừng uống

* Chữa đái dầm: Cỏ mần trầu, rau mùi tàu, rau ngổ, cỏ sữa lá nhỏ mỗi thứ 20g. Sắc uống sau bữa ăn tối.

* Chữa sỏi thận, sỏi tiết niệu, bàng quang: Cỏ mần trầu, lá từ bi, kim tiền thảo, ké hoa đào. Mỗi vị 20g, sắc uống trong ngày, uống nhiều nước, bài thuốc này giúp cho tan sỏi, lợi tiểu tốt để sỏi ra.

Ngoài tác dụng chữa bệnh, cỏ mần trầu còn làm cho mái tóc dài, mượt suôn mềm và óng ả, không ngứa, không rụng, không bạc tóc. Làm cho nét đẹp tự nhiên và duyên dáng bất ngờ. Dùng cỏ mần trầu, bồ kết, hương nhu đun lên để ấm gội đầu tuần 2 lần, dùng cho tất cả mọi

BS Đức Quang

(Nguyên cán bộ Bệnh viện Châm cứu Trung ương)

Từ Khoá

BẢN DESKTOP