Y học và đời sống

Cơ chế sán lá tụy gây viêm tụy

Sán lá tụy (Eurytrema pancreaticum) ký sinh ở người khi người ăn phải ấu trùng sẽ nhiễm bệnh khiến người bệnh tiêu hóa kém, giảm cân, suy dinh dương, suy yếu, thiếu máu, gầy, thủy thũng ở cổ và ngực… và có thể có bệnh cảnh nặng.
sán lá tụy

Sán lá tụy sẽ gây ảnh hưởng tới các tuyến tụy (ảnh minh họa).

Hỏi: Xin KH&ĐS cho biết, sán lá tụy vào người gây bệnh nói chung và viêm tụy nói riêng như thế nào? Biểu hiện của bệnh và cách phòng tránh?

Trần Minh Hoa (Hà Nội)

GS.TS Nguyễn Văn Đề, Trường ĐH Y Hà Nội: Sán lá tụy (Eurytrema pancreaticum) ký sinh  ở người khi người ăn phải ấu trùng sẽ nhiễm bệnh, ấu trùng vào cơ thể phát triển thành ấu trùng nang. Thời gian từ khi người ăn phải ấu trùng đến khi có sán trưởng thành là 1,5 – 2 tháng ký sinh ở ống tụy nhưng đôi khi thấy sán ở ống mật hay ở tá tràng.

Sán trưởng thành tiếp tục sống ở tuyến tụy và đẻ trứng. Thời gian sống của sán trong ký chủ không quá 10 tháng. Cơ chế phát bệnh: do sán kích thích, ống tuyến tụy bị viêm, niêm mạc dày lên. Tổ chức liên kết và cơ ống tuyến tụy phát triển, thấm xuất bạch cầu ái toan và những loại tế bào khác, bạch cầu toan tính tăng.

Khi ấu trùng chui sâu vào những ống dẫn nhỏ rồi phát triển thành sán, gây tắc và viêm các ống dẫn nhất là khi cảm nhiễm nặng. Khi tắc ống dẫn, dịch tụy chảy ra khó, thường rỉ qua thành làm rách vỡ tuyến. Tuyến bị phá hủy còn do tác động gây viêm quá lớn của ống dẫn tụy, làm tổ chức bên cạnh bị teo, hoại tử, thoái hóa…

Những biến đối bệnh lý ở tất cả những bộ phận của tuyến, gây nên những rối loạn trong quá trình đồng hóa chất đạm, đường và mỡ. Công năng tuyến tụy bị ảnh hưởng khiến người bệnh tiêu hóa kém, giảm cân, suy dinh dương, suy yếu, thiếu máu, gầy, thủy thũng ở cổ và ngực…., nhiệt độ thân thể hạ thấp, mạch yếu và có thể có bệnh cảnh nặng.

TN (ghi)

BẢN DESKTOP