Y học và đời sống

Cỏ bợ trừ sỏi thận, viêm tiết niệu

  • Tác giả : LY Phan Thị Thạnh
(khoahocdoisong.vn) - Cỏ bợ còn gọi là rau bợ, vị thuốc gọi tứ diệp thảo. Rau bợ cũng là loại rau ăn bổ, mát, có công năng chữa bệnh thận tiết niệu...Cỏ bợ mọc hoang nơi đất ẩm, ruộng nước vùng trồng lúa, cuống lá dài 5-15cm, mỗi lá gồm 4 lá chéo hình chữ thập. Rau bợ thường dùng nấu canh cua, canh tép, ăn sống, ăn xào với các loại rau khác, có khi hái về rửa sạch, phơi khô, sao qua sắc nước uống.

Theo YHCT cỏ bợ có vị chua tính mát, công dụng thanh nhiệt, lợi thấp, tiêu sưng, thông tiểu tiện, chữa trị sỏi thận, viêm đường tiết niệu, tiểu buốt tiểu rắt, khí hư bạch đới, mất ngủ. Về thành phần dinh dưỡng, trong 100g cỏ bợ có nước 84,2g, protein 4,6g, gluxit 1,6g, caroten 0,72mg, vitamin C 76mg...

Cỏ bợ là vị thuốc có công năng vừa bổ vừa tả, trị các chứng thấp nhiệt như chứng thạch lâm (tiểu ra sỏi), chứng lâm huyết (tiểu ra máu), chứng cao lâm (tiểu đục), chứng lao lâm (tiểu khó), ngoài ra còn ngăn ngừa chứng thận trướng nước do sỏi, tăng cường chức năng lọc đào thải của thận, ngăn ngừa sỏi tái. Trong dân gian có câu "Cỏ bợ nấu với canh cua/ Người ốm nửa mùa ngồi dậy mà ăn".

    Bài thuốc đơn giản, hiệu nghiệm từ cỏ bợ

-Chữa sỏi thận, ngăn ngừa sỏi thận: Cỏ bợ phối hợp cua đồng hoặc tôm tép nấu canh ăn thường xuyên.

-Chữa sốt cao dùng từ 100- 150g cỏ bợ rửa sạch, giã vắt lấy nước uống, hoặc sắc nấu nước uống.

-Chữa sỏi thận, tiết niệu: Cỏ bợ tươi khoảng 200g, khô 40g sắc uống hoặc ăn canh liên tục nhiều ngày.

-Chữa rắn cắn: Cỏ bợ tươi vắt nước uống, bã đắp nơi vết  cắn.

-Chữa phụ nữ tắc tia sữa, vú sưng đau: Cỏ bợ giã đắp lên chỗ sưng đau.

LY Phan Thị Thạnh (Hội Đông y Vũng Tàu)

LY Phan Thị Thạnh

BẢN DESKTOP