KINH TẾ

Chứng khoán Việt giảm mạnh nhất thế giới?

  • Tác giả : Phạm Huy (t/h))
Tuần qua,VN-Index lọt nhóm chỉ số chứng khoán giảm mạnh nhất thế giới. Là thị trường chứng khoán giảm mạnh nhất thế giới phiên 10/11 và ghi nhận đà lao dốc tới 35,52% so với đỉnh.

VN-Index "bục đáy" đã khiến nhiều nhà đầu tư "cháy tài khoản" vì margin,thị trường chứng khoán Việt Nam ghi nhận mức thiệt hại 38,35 điểm tương ứng 3,89% còn 947,24 điểm trong phiên hôm nay. VN30-Index giảm tới 42,88 điểm tương ứng 4,38% còn 936,8 điểm; HNX-Index lao dốc mất tới 9 điểm tương ứng 4,47% còn 192,39 điểm; UPCoM-Index giảm 3,41 điểm tương ứng 4,72% còn 68,8%.

Thị trường chứng khoán Việt Nam nằm trong nhóm giảm mạnh nhất thế giới (Nguồn: Stockq)

Thị trường chứng khoán Việt Nam nằm trong nhóm giảm mạnh nhất thế giới (Nguồn: Stockq)

Thông tin thống kê của trang Stockq thì tính đến thời điểm này, VN-Index đang là chỉ số có mức giảm mạnh nhất thế giới phiên 10/11. Đồng thời, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng là thị trường luôn góp mặt trong top giảm mạnh nhất thế giới trong hầu hết khung thời gian khoảng một năm trở lại đây. Tính so với đỉnh, VN-Index giảm 35,53% và cũng đã giảm 34,22% so với đầu năm.

Bán tháo diễn ra trên phạm vi rộng thể hiện qua số lượng mã giảm sàn lên tới 308 mã, sắc đỏ nhấn chìm thị trường với 836 mã giảm giá. Sự hoảng loạn đang chi phối tâm lý nhà đầu tư, nhiều mã cổ phiếu trắng bên mua trong khi lệnh bán sàn chồng chất.

Trong nhịp giảm nhanh và sốc như hiện tại, việc "cháy tài khoản" là không hiếm xảy ra.Dễ thấy tình trạng bán tháo khi nhìn vào những nhóm cổ phiếu có tính thị trường cao như ngân hàng, chứng khoán, bất động sản. Nhóm cổ phiếu ngân hàng bị bán cực mạnh với tình trạng giảm sàn, trắng bên mua tại CTG, EIB, MSN, VPB, MBB, SHB, STB, LPB. Cổ phiếu chứng khoán đương nhiên cũng bị tháo hàng đẩy hàng loạt mã như SSI, VCI, FTS, TVB, HCM, BSI, VND, VIX, CTS, APG, AGR giảm kịch biên độ.

Thê thảm nhất phải kể đến nhóm cổ phiếu bất động sản. Chuỗi bán tháo diễn ra liên tục khiến nhiều nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính (margin) bị rơi vào tình huống bán giải chấp. Việc bắt đáy với những người cầm tiền ngày càng trở nên rủi ro bởi giá thấp lại có thể có giá thấp hơn, chỉ một phiên giảm sàn thì giá trị tài sản đã "không cánh mà bay" tới 7%.

Cổ phiếu bất động sản gặp nhiều tình trạng bán tháo (Ảnh:trustweb)

Cổ phiếu bất động sản gặp nhiều tình trạng bán tháo

(Ảnh:trustweb)

Nhìn chung, mọi hoạt động bán ra vào thời điểm này đều là cắt lỗ, theo đó, những quyết định "bắt hụt đáy" đều dẫn tới thua lỗ và khiến nhà đầu tư phải trả giá, giá trị danh mục (NAV) liên tục bị bào mòn. Điều này càng khiến sự trở lại của những nhà đầu tư cắt lỗ trở nên hạn chế hơn, không ít người quyết định rời bỏ thị trường.

Tuy nhiên, dù thị trường có biến động theo chiều hướng rất tiêu cực nhưng vẫn có nhiều cổ phiếu tăng giá mạnh, thậm chí tính bằng lần. Dù vậy hầu hết các cổ phiếu tăng mạnh đều có thanh khoản rất thấp và dường như không ảnh hưởng nhiều bởi biến động của thị trường chung. Cổ phiếu tăng mạnh nhất thị trường thuộc về EPC của Cà Phê Ea Pốk (UPCoM: EPC) với 321%

Phạm Huy (t/h))

BẢN DESKTOP